LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 170

CHƯƠNG 11: Tôn giáo và xã hội

XI.1 THẾ GIỚI TÔN GIÁO DÂN GIAN

Sự hình thành những Tân tôn giáo

Như đã trình bày ở Chương 8, vào thời Edo, ngoài những tôn giáo

đã được hình thành từ trước như Phật giáo hay Thần đạo còn có
những tín ngưỡng lan rộng trong quần chúng nhân dân như những
vị thần được sùng bái theo trào lưu hay hoạt động tích cực của những
nhà truyền giáo trong dân gian như các đạo sĩ Âm dương hay Tu
nghiệm đạo và làm cho tôn giáo dân gian rất phát triển. Ngoài
những tôn giáo bị chế độ hóa, người ta không thể hiểu được tại sao
lại có nguồn năng lượng tôn giáo như dung nham núi lửa trào ra từ
những khe mà chế độ do chính quyền đặt ra không chạm tới ở bất
kỳ khi nào và nơi đâu. Trong bối cảnh nhiều trào lưu tín ngưỡng
sinh ra và mất đi thì cũng có những đoàn người tập trung quanh một
nhân vật có vai trò như giáo chủ, hình thành nên những tổ chức có
tính chất như giáo đoàn và truyền thừa từ đời này sang đời khác.

Những tôn giáo có hình thức mới này hình thành vào cuối thời

Mạc phủ Tokugawa và sang đến thời Meiji thì bị quản lý một cách
chặt chẽ. Mặc dù bị các trí thức cho là tà giáo, nhưng vẫn phát triển
nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các tín đồ. Ngày nay người ta gọi tổng
thể những tôn giáo này là Tân tôn giáo (Shin-Shūkyō), đối lập với
những tôn giáo đã có từ trước và có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Về những Tân tôn giáo thời tiền chiến, có thể dựa vào thời kỳ

hình thành để chia ra làm 2 loại: Tôn giáo hình thành vào cuối thời
Mạc phủ Tokugawa và tôn giáo hình thành từ sau thời Meiji trởđi.
Trường hợp thứ nhất bao gồm Thiên lý giáo (Tenri-kyō), Hắc Trú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.