LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 171

giáo (Kurozumi-kyō), Kim Quang giáo (Konkō-kyō). Trường hợp thứ
hai bao gồm Đại Bản giáo (Ōmoto-kyō), Linh hữu hội (Reiyū-kai).
Điều quan trọng là trong số những tôn giáo mới hình thành vào
cuối thời Mạc phủ Tokugawa thì sang thời Meiji đã đứng độc lập với
tư cách là một giáo đoàn của Thần đạo giáo phái. Khác với Thần
đạo thần xã bị dung nạp vào trong Thần đạo quốc gia, Thần đạo
giáo phái đã được công nhận là một tôn giáo và có đến 13 chi phái
khác nhau. Trong số đó, ngoài những chi phái mới được sáng lập
như Thiên lý giáo, Kim Quang giáo, Hắc Trú giáo, giáo đoàn Fuji
thuộc tín ngưỡng Thờ núi hay như Phù Tang giáo, Thực hành giáo,
Ngự Nhạc giáo tái cấu trúc từ giáo đoàn Ngự Nhạc thì các chi phái
Thần đạo khác cũng nhập vào Thần đạo giáo phái để tiện bề hoạt
động. Và Như Lai giáo (Tào Động tông) hay giáo đoàn Bản Môn Phật
Lưu (Bát Phẩm phái, Nhật Liên tông) trực thuộc các tông phái Phật
giáo cũng có thể coi là những tôn giáo mới.

Vài nét về các giáo chủ − Sứ giả của các vị thần và thần

sống

Trong số những tôn giáo mới kể trên, thì Như Lai giáo đã được

hình thành sớm nhất. Một phụ nữ làm nghề nông ở Owari (Vĩ
Trương)

(141)

tên là Kino (1756-1826) đột nhiên bị thần nhập vào

những năm Kyōwa (Hưởng Hòa) thứ 2 (1802), sau đó xưng là
Kompira và thuyết những lời răn dạy của Phật Như Lai. Từđó dần
dần đã thu hút được rất nhiều tín đồ. Sau này người ta cho rằng
bà và Phật Như Lai là một và tôn kính gọi là Nhất Tôn Như Lai
(Itsuson Nyorai).

Cũng giống như trường hợp trên, Thiên lý giáo cũng là tôn giáo

do một người phụ nữ bị thần nhập vào mà thành. Bà Nakayama
Kimi (1798-1887) vốn là vợ của một địa chủở vùng Yamato (Đại
Hòa)

(142)

. Vào năm Tempō (Thiên Bảo) thứ 9 (1838) vì tự chữa được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.