dài 1000 năm, Tượng pháp 1000 năm và Mạt pháp 10000 năm. Ngay
cả nếu chúng ta chấp nhận thuyết này thì việc lấy năm nào là
năm Phật Thích Ca nhập diệt sẽ dẫn đến thời điểm bắt đầu các
thời kỳ này khác nhau. Thuyết cho rằng, Phật nhập diệt vào năm
Mục Vương thứ 53 (949 trước Công nguyên) được sử dụng rộng rãi,
nên nếu theo đó mà tính thì năm Eishō (Vĩnh Thừa) thứ 7 (tức năm
1052) là năm bắt đầu vào thời Mạt pháp.
Vì Phật giáo thuyết rằng đã đến thời Mạt pháp, nên giới quý
tộc cảm thấy bất an. Tuy nhiên, sự bất an này không những không
làm cho Phật giáo trở nên suy vong, mà ngược lại có thể thấy các tự
viện Phật giáo lớn đã tuyên truyền tư tưởng Mạt pháp để hùng hồn
chứng minh ý nghĩa tồn tại của mình. Với luận thuyết, chính vì là
thời Mạt pháp nên nếu không tin vào một nền Phật pháp hợp với
thời đại thì sẽ không được cứu độ, thuyết Mạt pháp đã bị lợi dụng để
tăng cường sự sùng tín và thu hút sự chú ý vào Phật giáo. Có một
trước tác mà người ta cho là do Saichō tuyển chọn có tên Mạt pháp
đăng minh ký (Mappō Tōmyōki) nhưng trên thực tế có thể đã được
viết vào thời Viện chính (cũng có những thuyết khẳng định là do
chính Saichō tuyển chọn), trong đó thuyết rằng, vào thời Mạt pháp
thì cần phải tôn trọng cả những vị tăng không theo giới luật. Điều
này có nghĩa là người ta đã khéo léo lợi dụng tư tưởng Mạt pháp với ý
đồ buộc mọi người phải công nhận thực trạng của giới Phật giáo lúc
bấy giờ.
Ở
đây chúng tôi xin đề cập đến Thuyết biên thổ với tư cách là
tư tưởng liên quan đến Thuyết Mạt pháp. Đó là thế giới quan cho
rằng, Nhật Bản là “biên thổ”, cách xa Thiên Trúc, tức là nơi giáng
trần của Phật Thích Ca. Biên thổ của thời Mạt pháp nghĩa là nơi ở xa
nhất sự cứu độ của đức Phật, nhưng để cứu chúng sinh ở đó Phật đã
phải dụng công làm ra nhiều phương tiện để tạo từ bi. Điển hình của
tư tưởng này phải nói đến Thuyết Bản địa thùy tích (Honji