LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 52

dẫn đến việc vào thời trung thế hình thức tín ngưỡng này đã được
hệ thống hóa vào phái Bản Sơn của Thiên Thai tông và phái Đương
Sơn của Chân Ngôn tông. Cùng với sự phát triển của tín ngưỡng thờ
núi, việc mọi người, đặc biệt là quý tộc hành hương đến những nơi
được coi là linh thiêng đã được tiến hành một cách rầm rộ. Nơi
phát triển hoạt động hành hương này nhất là Kumano. Vào thời
Chính viện (Insei)

(56)

, việc đến thăm viếng tại Kumano được tiến

hành liên tục trong giới quý tộc mà đứng đầu là Pháp hoàng và
Thượng hoàng. Hơn nữa, hoạt động hành hương lễ Quan âm qua 33
điểm ở miền Tây mà điểm đầu là chùa Seiganto-ji (Thanh Ngạn Độ
tự) của vùng Nachi

(57)

đã được bắt đầu vào thời Viện chính này. Tôi

sẽ trình bày cụ thể hơn ở Chương 5.

Hai trung tâm Phật giáo lớn là Kōyasan và Hieizan từng suy thoái

trong một thời kỳ, nhưng sang thời Heian thì phục hưng trở lại. Sự
phục hưng của Kōyasan là theo sự phát triển của tín ngưỡng đối với
Kōbō Daishi (tức Kūkai). Đặc biệt, niềm tin cho rằng Kōbō Daishi
đã đạt đến độ tức thân thành Phật, nên ngài không chết mà nhập
thiền ở Kōyasan và vĩnh viễn ở đó đợi sự xuất hiện của Di Lặc Bồ
Tát trong tương lai đã góp sức cho quá trình biến Kōyasan thành
một thánh địa.

Sự phân vai và trật tự của các tôn giáo, tín ngưỡng

Nhìn qua có thể thấy các tôn giáo, tín ngưỡng chúng tôi đã nêu ở

trên tồn tại một cách hỗn tạp, nhưng trên thực tế không hẳn là
chúng hoạt động một cách không có trật tự, mà đã phân vai rõ ràng
không khác gì ngày nay. Tức là, nghi lễ liên quan đến cái chết là
lĩnh vực độc chiếm của Phật giáo, còn về mảng lợi ích trần thế thì
người ta sử dụng cả Phật giáo, tín ngưỡng thờ thần và Âm dương đạo.
Trong lợi ích trần thế thì việc cầu nguyện cho những việc tốt như
mong con đàn cháu đống hay thăng quan tiến chức sẽ hướng đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.