Điền, trách: "Nếu nhà vua còn câu kết với Hung Nô thì vu sư này sẽ là tấm
gương cho nhà vua".
Quốc vương Vu Điền từ lâu đã nghe uy danh của Ban Siêu, thấy thế
thì run sợ nói: "Xin tình nguyện hòa hảo với triều Hán".
Thiện Thiện và Vu Điền là những nước chủ yếu ở Tây Vực. Họ đã kết
giao với triều Hán, nên những nước khác như Qui Từ, Sơ Lặc (nay đều
thuộc Tân Cương) cũng theo họ kết giao với triều Hán. Từ thời kỳ Vương
Mãng, các nước Tây Vực đã không giao thiệp với triều Hán tới 65 năm.
Đến nay, mới khôi phục lại tình hình như khi Trương Khiên thông Tây
Vực. Hai bên lại thường xuyên trao đổi sứ giả và thực hiện việc buôn bán
hàng hóa.
Hai năm sau, Hán Minh Đế mất, con là Lưu Đát nối ngôi, đó là Hán
Chương Đế.
TRƯƠNG HÀNH VÀ MÁY ĐO ĐỘNG ĐẤT
Thời kỳ Hán Chương Đế trị vì, tình hình chính trị Đông Hán tương đối
ổn định. Tới khi Hán Chương Đế mất, con là Hán Hòa Đế lên ngôi, mới lên
10 tuổi. Đậu thái hậu lâm triều chấp chính để anh là Đậu Hiến nắm đại
quyền trong triều, vương triều Đông Hán bắt đầu đi xuống. Trong thời kì
này, xuất hiện một nhà khoa học nổi tiếng là Trương Hành.
Trương Hành quê quán ở Nam Dương. Năm 17 tuổi, ông rời quê
hương, lần lượt đến Trường An và Lạc Dương, cần cù học tập trong nhà
thái học. Lúc đó, Trường An và Lạc Dương đều là các đô thị phồn hoa,
vương công quí tộc ở những nơi đó sống cuộc đời kiêu sa dâm dật. Trương
Hành thấy hiện tượng đó rất ngang tai chướng mắt, liền viết 2 tác phẩm
"Tây kinh phú" và "Đông kinh phú" (Tây kinh là Trường An, Đông kinh là
Lạc Dương) để châm biếm. Theo lời kể lại, để hoàn thành 2 tác phẩm đó,
ông đã dày công quan sát và suy nghĩ, sửa đi sửa lại nhiều lần trong 10 năm