khích sản xuất, tích lũy lương thực, thao luyện quân sĩ, một lòng một dạ
chuẩn bị cho việc đánh Tào Ngụy ở phía bắc.
MÃ TỐC ĐỂ MẤT NHAI ĐÌNH
Sau khi bình định Nam Trung, qua 2 năm chuẩn bị, mùa đông năm
227, Gia Cát Lượng dẫn đại quân lên giữ Hán Trung. Vì Hán Trung ở gần
nơi giáp giới giữa Thục và Ngụy nên ở đây dễ chọn thời cơ tiến đánh Tào
Ngụy. Trước khi rời Thành Đô, Gia Cát Lượng dâng biểu lên hậu chủ,
khuyên hậu chủ không nên thỏa mãn với hiện trạng, thiếu chí tiến thủ; cần
gần gũi hiền thần, xa lánh bọn tiểu nhân. Đồng thời tỏ ý mình quyết không
phụ sự ủy thác của tiên đế, kiên quyết gánh vác trách nhiệm khôi phục triều
Hán. Bài biểu này là 1 tác phẩm nổi tiếng của Gia Cát Lượng, được lịch sử
văn học gọi là "Tiền xuất sư biểu" (Sau này Gia Cát Lượng trong lần xuất
quân sau còn 1 bài biểu nữa, được gọi là "Hậu sư xuất biểu").
Tới đầu năm sau, Gia Cát Lượng dùng biện pháp giương đông kích
tây, tung tin là sẽ đánh My Thành (nay là huyện My, tỉnh Thiểm Tây) và
phái đại tướng Triệu Vân đem một toán quân tới đánh ở Cơ Cốc (nay ở
phía bắc Bao Thành, Thểm Tây), làm ra vẻ sắp đánh My Thành. Nhân lúc
quân Ngụy bị thu hút về hướng đó, Gia Cát Lượng tự dẫn đại quân bất ngờ
đánh vào Kỳ Sơn (nay ở phía đông huyện Lễ, Cam Túc). Quân Thục trải
qua mấy năm được Gia Cát Lượng huấn luyện, có đội ngũ chỉnh tề, kỷ luật
nghiêm minh, sĩ khí hết sức hăng hái. Từ sau khi Lưu Bị chết, Thục Hán
không có hành động gì ở phía bắc, nên quân Ngụy thiếu phòng bị. Lần này
bất ngờ bị tiến đánh, quân Ngụy ở Kỳ Sơn không chống đỡ nổi, nên liên tục
thua trận, buộc phải rút về phía sau. Quân Thục thừa thắng tiến lên. Tướng
giữ 3 quận Thiên Thủy, Nam An, An Định đều phản lại Ngụy và phái
người tới xin hàng Gia Cát Lượng.
Lúc đó, Ngụy Văn Đế Tào Phi mới ốm chết, bá quan văn võ trong
triều đình Ngụy nghe tin quân Thục tiến công, đều hoảng hốt kinh sợ. Ngụy
Minh Đế Tào Nhuệ mới lên ngôi, còn tương đối trấn tĩnh, lập tức phái đại