cốt. Cùng với Đinh Bộ Lĩnh có các tướng lĩnh như Trịnh Tú, Lưu Cơ,
Nguyễn Bạc, Đinh Điền, là những bạn hữu từ thời thơ ấu cùng nhau "cờ lau
tập trận". Liên kết với Trần Lãm ở Cửa Bố là hành động chiến lược quan
trọng tạo nên một bước ngoặt trong quá trình phát triển xây dựng lực lượng
vũ trang của Đinh Bộ Lĩnh. Nếu như trước đây thế lực của Đinh Bộ Lĩnh
mới chỉ dừng lại chủ yếu ở Trường Yên (Ninh Bình) thì sau khi liên kết với
Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh đã kiểm soát được một vùng rộng lớnven biển
vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng. Địa bàn rộng lớn này bao gồm một kho
nhân tài vật lực phong phú, trở thành một nguồn dự trữ dồi dào cung cấp
cho hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh. Cũng từ đây, Đinh Bộ Lĩnh đã vươn tay
vào châu Ái. Ông sai Đinh Liễn vào châu Ái tuyển 3.000 quân, trong đó có
Lê Hoàn. Trong quá trình dẹp loạn, Lê Hoàn đã trở thành một viên tướng
lỗi lạc, một gương mặt tiêu biểu trong lịch sử thế kỷ X.
Điều đặc biệt cần lưu ý là Đinh Bộ Lĩnh bắt đầu tập hợp lực lượng,
bất hợp tác với triều đình Cổ Loa từ khi Dương Tam Kha tiếm ngôi, sau đó
liên kết với Trần Lãm, nhưng dường như ông án binh bất động trong vòng
20 năm trời từ 944 đến 966. Trong thời gian này, sử chỉ chép duy nhất việc
ông chống trả lại cuộc tấn công căn cứ động Hoa Lư vào năm 951 của
Xương Văn và Xương Ngập. Phải nói rằng từ sau khi liên kết với Trần
Lãm, thế lực của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh. Chiếm cứ một địa bàn rộng
lớn, nắm trong tay một lực lượng võ trang mạnh mẽ, Đinh Bộ Lĩnh có thể
trực tiếp đương đầu với Cổ Loa, giành vương vị nếu ông muốn. Trái lại, tồn
tại độc lập với triều đình Cổ Loa nhưng không chống lại triều đình Cổ Loa
mặc dù triều đình Cổ Loa ươn hèn, bạc nhược. Điều gì đã khiến Đinh Bộ
Lĩnh án binh? Hẳn rằng trong ý thức tư tưởng Đinh Bộ Lĩnh vẫn nghĩ đến
Ngô Quyền - vương triều Ngô, một vương triều chói lọi với chiến công
hiển hách một thời mà bố con ông có duyên nợ. Mặc dù đã có lần Xương
Văn, Xương Ngập đã từng tấn công căn cứ của ông, dọa giết con trai ông
để buộc ông ra hàng. Đẩy lui được Xương Văn, Xương Ngập, ông không
tìm cách phục thù, chỉ tập trung trí tuệ để tập hợp lực lượng, mở rộng địa
bàn hoạt động. Chỉ đến khi Xương Văn mất trong dịp đem quân để đánh