chiếm giữ mỗi người một vùng, tạo nên cục diện "loạn mười hai sứ quân"
(966-968). Theo sử sách, mười hai sứ quân gồm:
Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình);
Kiều Công Hãn ở Phù Lập (Bạch Hạc - Phú Thọ);
Nguyễn Khoan ở Tam Đái (Phú Thọ);
Kiều Thuận ở Hồi Hồ (Phú Thọ);
Ngô Nhật Khánh ở Cam Lâm (Sơn Tây);
Đỗ Cảnh Thạc ở Bảo Đà - Thành Quèn (Hà Tây cũ);
Lý Khuê ở Siêu Loại (Bắc Ninh);
Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hưng Yên);
Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du (Bắc Ninh);
Lã Đường ở Tế Giang (Văn Giang - Hưng Yên);
Nguyễn Siêu ở Phù Liệt (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội);
Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hóa).
Trong số các sứ quân trên, ngoài Trần Lãm đã chiếm giữ, khai khẩn
vùng ven biển Thái Bình, Nam Định ngày nay, đóng quân ở Cửa Bố từ
trước, còn lại đều nổi dậy sau khi vương triều Ngô sụp đổ. Một số sứ quân
được sử sách điểm tên là quan tướng từng cầm quân ở triều đình Cổ Loa.
Đó là các trường hợp Đỗ Cảnh Thạc từng cầm quân đi đánh dẹp hai thôn
Đường, Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây - Hà Nội), quay về Cổ Loa đánh úp
Dương Tam Kha, giành lại vương vị cho con Ngô Quyền; Kiều Công Hãn
từng giữ chức Đề sát, cùng Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Nhật Khánh, Phạm Bạch
Hổ đem giấu Xương Ngập ở Sơn Động, sau khi Dương Tam Kha tiếm ngôi.
Nguyễn Siêu từng giữ chức Thống lĩnh tướng quân. Lã Đường từng tham
gia chống giặc Nam Hán.
Để tiến hành dẹp loạn, Đinh Bộ Lệnh đã tập hợp lực lượng thành
một tổ chức vũ trang lấy đoàn quân từng tụ nghĩa ở động Hoa Lư làm nòng