các tướng lĩnh về chiếm giữ mỗi người một vùng mà ta thấy họ có mặt
trong số mười hai sứ quân được sử sách ghi chép lại.
Sự nghiệp của Ngô Quyền bị dang dở, đổ vỡ nhưng tư tưởng độc
lập, tự chủ trong xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền và tổ chức lực
lượng vũ trang của ông mang tính thời đại vẫn tồn tại, được kế tục và nâng
cao ở các vương triều kế tiếp với người đại diện là Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
Theo sử sách và truyền thuyết, Đinh Bộ Lĩnh là con trai Đinh Công
Trứ - một trong những người đã từng cộng tác với Dương Đình Nghệ tham
gia đánh đuổi quân Nam Hán giành lại Đại La vào năm 931, tham gia đánh
giặc Nam Hán ở sông Bạch Đằng năm 938. Sau đó, ông được họ Dương,
tiếp đến là họ Ngô giao cho quản giữ Hoan Châu. Sau khi Đinh Công Trứ
mất ở lỵ sở Hoan Châu, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ là Đàm Thị về quê hương ở
Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình ngày nay. Khi Ngô Quyền mất và Dương
Tam Khả tiếm ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dưới quyền mình độc quân
bản bộ gồm bè bạn, trai tráng sách Đào Áo ở Trường Yên nổi dậy bất hợp
tác với triều đình Cổ Loa. Giành lại được vương vị vào năm 951, nhưng các
con của Ngô Quyền kém cỏi. Năm 954, Xương Ngập mất, Xương Văn cầm
quyền lại sai sứ sang xin mệnh lệnh vua Nam Hán là Lưu Thành, được
Nam Hán phong cho làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kiêm đô hộ
33
. Hành
động của Xương Văn đã phản lại tư tưởng độc lập, tự chủ của vua cha,
đồng thời đi ngược lại với xu thế của thời đại. Đó chính là lý do khiến Đinh
Bộ Lĩnh kiên quyết chống lại triều đình Cổ Loa. Ngay từ năm 951, triều
đình Cổ Loa do Xương Ngập, Xương Văn chỉ huy đã điều quân đi đánh
dẹp, nhưng không thành công phải rút quân về.
Sau khi chống lại cuộc tấn công của triều đình Cổ Loa thành công,
Đinh Bộ Lĩnh liên kết với Trần Lãm ở Cửa Bố (Thái Bình) trở thành một
thế lực mạnh chiếm giữ một địa bàn rộng lớn gồm Thái Bình, Ninh Bình,
Nam Định ngày nay. Khi vương triều Ngô sụp đổ hoàn toàn, đất nước rơi
vào tình trạng không còn chính quyền, thổ hào các nơi đua nhau nổi dậy