LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 96

công tái chiếm. Để bảo vệ nền độc lập, tự chủ vừa mới giành lại được, Ngô
Quyền từ bỏ Đại La, định đô ở Cổ Loa, nay thuộc Đông Anh, ngoại thành
Hà Nội. Cổ Loa nằm trên đỉnh tam giác thứ hai của châu thổ sông Hồng do
hai sông: sông Hồng và sông Đuống hợp thành, từng là kinh đô của nước
Âu Lạc thời An Dương Vương vào cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ II Tr.CN
(khoảng từ năm 208 đến năm 179 Tr.CN). Trở về Cổ Loa, Ngô Quyền
không chỉ tìm về chỗ dựa từ cội nguồn dân tộc mà ông còn tìm đến một vị
trí chiến lược có nhiều thuận lợi cho công cuộc phòng vệ trong hoàn cảnh
của đất nước thời bấy giờ. Ở vào vị trí trung tâm đất nước, cũng như Đại
La, từ Cổ Loa theo đường sông nước xuôi ngược dễ dàng. Từ con sông
Hoàng nằm sát Cổ Loa, thuyền bè có thể tỏa đi về xuôi ra đến biển theo
sông Hồng, sông Đáy hoặc nối với sông Cầu để lên vùng rừng núi Đông
Bắc. Về đường bộ, khi cần có thể rút lên vùng rừng núi rộng lớn, hiểm trở
phía tây, phía bắc thuận tiện. Rất tiếc sử sách không ghi chép về quá trình
xây dựng Kinh đô Cổ Loa của Ngô Quyền. Có thể nghĩ rằng, thời gian
ngắn ngủi ở ngôi, từ năm 938 đến năm 944, Ngô Quyền chưa xây dựng
được nhiều, chủ yếu là lợi dụng địa thế của các vòng thành được xây đắp từ
thời An Dương Vương, có bồi trúc thêm từ Mã Viện khi biến Cổ Loa thành
lỵ sở huyện Phong Khê. Tại đây, một bộ máy nhà nước quân chủ do quốc
vương cầm đầu đã hình thành thay cho tổ chức hành chính Tiết độ sứ thời
họ Khúc, họ Dương. Sử chỉ chép: "Kỷ Hợi, năm thứ 1 (939) vua (Ngô
Quyền - TG) bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm
quan, chế định triều nghi phẩm phục"

29

. Về việc này, sử gia Lê Văn Hưu

thời Trần bàn: "Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng
chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được"

30

. Sử gia Ngô Sĩ

Liên thời Lê bàn: "Việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có
thể thấy được quy mô của bậc đế vương"

31

.

Bộ máy nhà nước quân chủ đó cụ thể được tổ chức như thế nào, sử

sách không chép rõ. Thông tin ngắn ngủi trên cho thấy việc đặt "trăm
quan", tức là một đội ngũ quan lại gồm văn võ có sắc phục theo thứ bậc,
họp thành một triều đình do Quốc vương Ngô Quyền đứng đầu, hoạt động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.