Từ phân tán đến sụp đổ của vương triều Ngô đã khiến nhà quân sự Đinh Bộ
Lãnh phải nghĩ đến một tổ chức vũ trang lớn mạnh, tập trung quyền lực
mới có thể hành động dẹp loạn thắng lợi. Liên kết với Trần Lãm, vươn tay
vào châu Ái, Đinh Bộ Lĩnh đã từng bước tập hợp được dưới cờ một đội
quân hùng hậu, vượt khỏi giới hạn Hoa Lư - Trường Yên, làm chủ một
vùng rộng lớn ven biển châu thổ sông Hồng, sông Đáy và châu thổ sông
Mã. Trên cơ sở đó, lần lượt trong vòng 27 năm, trong đó có 2 năm dẹp
loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã thâu tóm được toàn bộ đồng bằng châu thổ và trung
du Bắc Bộ ngày nay nằm trong tình trạng chia cắt. Ông đã dẹp yên được
các sứ quân bằng các biện pháp đánh dẹp kết hợp với thuyết phục mềm
dẻo. Lực lượng vũ trang phân tán do các tướng lĩnh ở Cổ Loa cầm đầu hoặc
do các thổ hào nắm giữ bị đánh tan, một bộ phận đầu hàng, tự tan, tập hợp
vào đoàn quân dẹp loạn của Đinh Bộ Lĩnh.
Từ bài học kinh nghiệm của vương triều Ngô và từ thực tiễn hoạt
động, Đinh Bộ Lĩnh đã vươn lên một mức cao hơn trong tư tưởng xây dựng
lực lượng vũ trang nói riêng, trong xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ
nói chung. Cùng với việc xưng hoàng đế, định đô mới, đặt quốc hiệu, lập
niên hiệu Thái Bình, ông xây dựng một đội quân chính quy của đất nước
Đại Cồ Việt. Để tránh vết xe đổ của vương triều Ngô, Đinh Tiên Hoàng đã
nghĩ đến thâu tóm toàn bộ lực lượng vũ trang, nói rõ hơn là khắc phục tình
trạng lực lượng vũ trang nằm trong tay các thổ hào, thủ lĩnh địa phương. Để
làm được điều này, Đinh Tiên Hoàng đã đồng thời kiện toàn bộ máy nhà
nước quân chủ, thực hiện quyền phân chia các đơn vị hành chính. Điều đó
có nghĩa là đưa các vùng từng phân tán trong lãnh thổ quốc gia vào một hệ
thống, đơn vị hành chính, chia cả nước làm 10 đạo. Sử không chép rõ tên là
đạo, nhưng sử sách cho biết 10 đạo là 10 đơn vị hành chính cấp thứ hai trực
thuộc nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Tổ chức 10 đạo được Đinh
Tiên Hoàng cắt đặt vào năm 971, đến đời Lê Đại Hành năm 1002, sử chép
rõ "đổi mười đạo làm lộ, phủ, châu"
40
. Như vậy, 10 đạo xuất hiện từ đầu
thời Đinh (971) nhưng sử còn ghi chép tiếp đơn vị châu như châu Hoan,
châu Ái, châu Lạng, châu Đăng... Có lẽ việc chuyển đổi năm 1002 chưa