LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 120

Về địa thế trống trải của Đại La, sử gia Đặng Xuân Bảng ở thế kỷ

XIX đã từng nhận định: đất này lại là nơi đồng bằng nội rộng, không có cái
thế hiểm trở, núi cao, sông to, nếu thế ngoài ngẫu nhiên không được vững,
thì kẻ địch thừa thắng tiến vào không đầy năm, sáu ngày đã đến thẳng được
thành, trong thành lại không có viện binh, tiến không được, lui không giữ
được, tất phải ngồi mà chịu chết"

47

. Địa thế trống trải lại liền kề sông Cái là

tuyến giao thông thủy nối với cửa ngõ tây bắc, bắc và đông bắc của đất
nước. Bằng đường thủy, quân địch từ phía đông bắc theo đường tiến quân
quen thuộc có thể vào Đại La rất thuận tiện. Một khi bị tấn công thì Đại La
khó bề chống giữ. Lịch sử chống xâm lược ở các thế kỷ sau như chống giặc
Mông - Nguyên lần thứ nhất, thứ hai đã chứng minh rõ. Nhà Trần không
giữ nổi Thăng Long, phải thực hiện rút lui chiến lược tạm thời bỏ Thăng
Long, rút sâu về hậu phương củng cố lực lượng, sau đó quay trở lại tấn
công diệt đuổi giặc. Thời Lý trong chống giặc Tống lần thứ hai đã chặn phá
giặc từ sông Như Nguyệt, không cho chúng tiến vào Thăng Long. Đó là thế
kỷ XI (1076) và thế kỷ XIII (1258, 1285), khi mà quốc gia Đại Việt đã
bước vào thời thịnh vượng, có quân hùng tướng mạnh với vương triều Lý -
Trần. Trong khi đó, ở thế kỷ X, nước Đại Cồ Việt còn non trẻ, thế và lực
chưa đủ mạnh để có thể đương đầu với giặc để giữ được Đại La. Một khi
kinh đô ở Đại La bị mất là đất nước bị đặt trong hoàn cảnh cực kỳ khó
khăn, có thể mọi việc phải làm lại từ đầu. Đó là lý do quan trọng để Ngô
Quyền, Đinh Tiên Hoàng né tránh Đại La.

Lý do thứ hai khiến các nhà quân sự đồng thời là hoàng đế phải

tránh Đại La là về mặt xã hội. Đại La được chọn làm lỵ sở An Nam đô hộ
phủ vào năm 679. Từ đó qua những lần xây đắp như vào các năm 767 của
Kinh lược sứ Cao Chính Bình, năm 808 của Đô hộ Trương Chu, năm 866
của Tiết độ sứ Cao Biền cho đến đầu thế kỷ X, Đại La đã từng có hơn 300
năm là trung tâm đầu não của chính quyền đô hộ nhà Đường. Nếu con số
hơn 40 vạn gian nhà mà Cao Biền cho xây dựng cùng với việc đắp đê La
Thành như Đại Việt sử ký toàn thư Khâm định Việt sử thông giám cương
mục
chép, hoặc chí ít như 5.000 gian theo ghi chép của Việt sử lược

48

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.