lầm là Cổ Loa cũng như Đại La ở vị trí trống trải, thiếu sự hiểm trở cần
thiết cho việc phòng giữ, bảo vệ nhà nước vương triều Đinh và quốc gia
Đại Cồ Việt. Về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua một phen cất
quân là dẹp yên, bèn tự lập làm đế. Chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn,
vua muốn dựng đô ở đó nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi về việc
đặt hiểm, nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư”
49
. Còn Khâm định Việt sử thông giám
cương mục chép: "Nhà vua muốn đóng đô ở thôn Đàm, nhưng vì ở đấy, đất
đã chật hẹp, lại không có thế hiểm trở, nên muốn dựng đô mới ở Hoa Lư:
đắp thành, đào hào, làm cung điện, đài nghi lễ trong triều"
50
. Như vậy, rõ
ràng trong việc chọn đất định đô, điều mà Đinh Tiên Hoàng quan tâm là địa
thể hiểm trở. Điều này không có ở Cổ Loa. Trong khi đó, Hoa Lư là một
khu đất bằng phẳng, bốn bề có núi đá che chở, thuộc địa phận xã Trường
Yên, tỉnh Ninh Bình, gồm hai khu vực: Thành Nội và Thành Ngoại. Các
thành này được hình thành do sự kết hợp giữa địa thế tự nhiên của núi được
bồi đắp thêm những bức tường nối liền các núi lại với nhau tạo nên một
vòng thành kiên cố.
Thành Ngoại có 6 tường thành nối các núi Đầm sang núi Thanh
Lâu, núi Thanh Lâu sang núi Cột Cờ, từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ ở phía
đông bắc; từ núi Chẽ sang núi Chợ ở phía bắc; từ núi Vung Vang sang núi
Mã Yên, từ núi Mã Yên sang núi Dù ở phía nam; từ núi Phi Vân sang núi
Hang Quàn chắn mặt bắc của tử cấm thành.
Thành Nội cũng có 5 tường thành: từ núi Hàm Sa sang núi Cánh
Hàn, từ núi Cánh Hàn sang núi Thanh Lâu, từ núi Mang Sơn sang núi Cổ
Tượng, từ núi Mang Sơnsang núi Đầu Giải.
Thành Ngoại ở phía đông, rộng 140 ha, là nơi xây dựng cung điện,
thành Nội ở phía tây có diện tích tương đương, là nơi xây dựng kho tàng,
nhà cửa. Hai thành này dựng thông nhau bằng một lối đi hiểm trở gọi là
Quèn Vông
51
.
Để vào Hoa Lư theo đường Tiên Yết phải qua Quèn Ổi là cửa ngõ
của kinh đô, qua Áng Ngũ là trạm kiểm soát. Hai bên đường Tiên Yết có