hiện trong các hoa văn trống đồng, thạp đồng, trên đồ gốm, cũng như trong
các truyện thần thoại, truyền thuyết.
Nền văn hóa sớm được hình thành từ thời Hùng Vương - An Dương
Vương đã tạo cho người Việt bản lĩnh vững vàng, nên dù phải trải qua hơn
một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn trụ vững, không những không bị
đồng hóa, mà trái lại còn tích lũy lực lượng, cuối cùng vùng lên giành lại
được nền độc lập.
Về xây dựng tiềm lực quân sự: Vừa mới dựng nước thì nhân dân ta
đã phải đương đầu với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Truyền thuyết dân
gian kể nhiều đến các cuộc chiến đấu chống nhiều loại "giặc", như "giặc
Man", "giặc Mũi Đỏ", "giặc Ân"... Đặc biệt là truyền thuyết Thánh Gióng,
kể về cậu bé làng Phù Đồng vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân, đã phản ánh và
ca ngợi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta lúc bấy giờ. Vì
thế, ngay từ thời Hùng Vương, việc xây dựng tiềm lực quân sự của đất
nước đã được chú trọng. Vua và các lạc hầu, lạc tướng đều có những đơn vị
thân binh để bảo vệ, làm nòng cốt trong các cuộc chiến tranh, tuy nhiên số
lượng đội quân ấy không nhiều. Mỗi lần có chiến tranh, Nhà nước phải dựa
vào dân binh và nguồn cung cấp hậu cần của nhân dân các làng xã.
Sang thời Âu Lạc, do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa để phòng thủ, chế nỏ
Liên Châu để chống giặc, giữ thành. Nhà nước Âu Lạc đã xây dựng được
một đạo quân khá mạnh, đông tới hàng vạn người, được rèn luyện chu đáo
và giỏi bắn cung tên. Điều đó cho thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, tổ tiên
ta không những sớm nhận thức được yêu cầu giữ nước mà còn tích cực
chăm lo xây dựng lực lượng quân sự của đất nước để chống giặc ngoại
xâm.
c)Cuộc kháng chiến chống Tần (214-208 Tr.CN)