Cuộc chiến tranh giữ nước chống xâm lược đầu tiên diễn ra trên đất
nước ta mà sử sách còn lại cho biết là cuộc kháng chiến chống Tần cuối thế
kỷ III Tr.CN. Sau khi thống nhất được Trung Quốc năm 221 Tr.CN, Tần
Thủy Hoàng đã sai tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân tiến xuống thôn tính
các bộ tộc người Việt (Bách Việt) ở phía Nam Trường Giang. Năm 214
Tr.CN, hàng vạn quân Tần đã vượt biên giới tràn vào lãnh thổ nước Văn
Lang.
Trước sức mạnh của giặc, người Việt bỏ trốn vào rừng, tôn người tài
giỏi làm chủ tướng, tiến hành kháng chiến, đánh tập kích, phục kích, tiêu
hao nhiều sinh lực địch. Cuộc chiến đấu của người Việt kéo dài 6, 7 năm
trời (214-208 Tr.CN), làm cho quân Tần ngày càng lâm vào tình thế khốn
quẫn, tiến thoái lưỡng nan. Nhân cơ hội đó, người Việt tập hợp lực lượng,
tổ chức phản công tiêu diệt giặc, giết chết tướng giặc Đồ Thư, buộc nhà
Tần phải bãi binh.
Cuộc kháng chiến thắng lợi để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về
chiến tranh giữ nước của một dân tộc nhỏ chống lại kẻ thù xâm lược lớn
mạnh, trong đó nổi bật là bài học về sức mạnh đoàn kết, về lối đánh du
kích, về tận dụng địa hình, địa thế đất nước để chiến đấu lâu dài, cuối cùng
tiến lên đánh thắng giặc ngoại xâm.
d) Cuộc kháng chiến chổng Triệu Đà xâm lược (184- 179 Tr. CN)
Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi chưa được bao lâu thì nguy
cơ xâm lược của nhà Triệu, một thế lực phong kiến cát cứ mới trỗi dậy ở
Nam Trung Quốc, lại ập tới. Triệu Đà, một viên tướng nhà Tần, lợi dụng
lúc nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, đã xưng đế, lập nước Nam Việt, đóng
đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ
xuống phía nam.
Theo sử sách, Triệu Đà đã nhiều lần đem quân xâm lược nước Âu
Lạc, nhưng do Âu Lạc có lực lượng quân sự mạnh, có thành lũy kiên cố và