lịch sử đất nước, từ quá trình xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh
từ các thế kỷ trước, cũng như trong thế kỷ XIII, khi các vua Trần và Trần
Quốc Tuấn lãnh đạo quân đội nhà Trần xây dựng lực lượng và chiến đấu
chống ngoại xâm.
Tại sao vương triều Trần đã có quan điểm "quân cốt tinh nhuệ" và
thực tiễn lịch sử đã thể hiện như thế nào? Quan điểm chiến lược đó có
những căn cứ khách quan của nó:
a- Nước địch lớn, nước ta nhỏ; quân địch đông, quân ta ít. Ta
không thể đua với địch về số lượng được, nhưng ta cần có số quân cần thiết
để làm nòng cất cho toàn dân đánh giặc. Do vậy, yêu cầu rất lớn đối với
quân đội ở nước ta là phải tinh nhuệ, có chất lượng cao.
b- Trong binh chế đời Trần, ngoài quân triều đình còn có quân các
vương hầu, quân các lộ, phủ, châu và dân binh các làng xã, động bản làm
nòng cốt cho trăm họ đánh giặc. Ta có đủ sức để đánh địch khắp nơi, buộc
quân đội đông người của chúng phải phân tán lực lượng đối phó bị động, bị
sa lầy trong thế trận làng nước của ta, tạo điều kiện cho quân chủ lực của
triều đình có số lượng không nhiều nhưng tinh nhuệ có thể từng bước tập
trung lực lượng ưu thế hơn địch, đánh bại chúng ở những nơi trọng điểm, ở
những trận then chốt quyết định. Việc thực hiện chính sách "ngụ binh ư
nông" tạo cơ sở về tổ chức để thực hiện việc đó Mặt khác, lại cho phép mở
rộng số lượng quân triều đình khi cần thiết. Như vậy, xét về quân đội tập
trung thì quân ta thường ít hơn địch. Nhưng xét về số người cầm vũ khí
đánh giặc thì ta lại đông hơn địch. Và trong các trận đánh quyết định, ta
bao giờ cũng đủ sức áp đảo, tiêu diệt địch.
c- Nước ta nhỏ, tiềm lực các mặt hạn chế so với nước đến xâm lược
từ phương Bắc. Việc duy trì một đạo quân tinh nhuệ, vừa đủ, không nhiều
sẽ làm đỡ bớt gánh nặng chi phí, bảo đảm, lợi cho việc bồi dưỡng sức dân.
Như vậy, đất nước ta có kinh tế mạnh vừa có quốc phòng mạnh, đủ sức
đương đầu thắng lợi với quân xâm lược.