LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 235

Trong Binh thư yếu lược có viết: "Phàm hay ít thắng nhiều, lấy yếu mà địch
mạnh, lấy nhỏ mà chế lớn, thế mới gọi là thiện chiến". Tư tưởng đó về sau
được Lê Lợi, Nguyễn Trời và Quang Trung - Nguyễn Huệ kế tục vận dụng
và thành công lớn.

Điểm nổi bật trong tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự của dân tộc

ta nói chung và của các tướng lĩnh nhà Trần nói riêng là tránh chỗ mạnh,
đánh chỗ yếu của giặc. Những kỵ binh Mông Cổ quen với cung tên và yên
ngựa từ 5 tuổi đã không thi thố được tài nghệ chiến đấu khi đối đầu với
quân đội Đại Việt với lối đánh hoàn toàn mới lạ đối với chúng. Quân nhà
Trần đã không đem kỵ binh nhỏ bé của mình để đối đầu với kỵ binh hùng
mạnh của Mông Nguyên, cũng không tung hết sức lực cửa mình vào trận
khi quân đội xâm lược đang tiến công ồ ạt và sung sức. Trần Quốc Tuấn
cũng không đem cấm quân tinh nhuệ của mình để giáng đòn quyết định
theo kiểu "đá chọi đá" khi quân Nguyên đang ở thế mạnh. Chính những lúc
đó, đội quân đã từng bách chiến bách thắng trên phần lớn lục địa Âu - Á lại
bị quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã, thổ binh của
các tù trưởng quấy rối, chặn đánh liên tục từng tốp nhỏ, làm phân tán, tiêu
hao, hạn chế cái sở trường của chúng. Còn quân triều đình thì thực hiện
theo tư tưởng "tránh cái thế mạnh lúc ban mai để đánh cái thế yếu buổi
chiều hôm" của quân địch, nghĩa là rút lui, bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ
phản công địch.

Chỉ đến khi, quân Mông - Nguyên rải ra củng cố vùng mới chiếm

đóng, hình thành những cụm quân phòng giữ, khi bọn chúng rời yên ngựa,
không còn là kỵ binh thực sự, không phát huy được sức mạnh đột kích và
tốc độ tiến công thì chúng bị giáng những đòn tiêu diệt lớn và bất ngờ. Trận
Đông Bộ Đầu, trận Tây Kết - Hàm Tử, trận Chương Dương - Thăng Long
và những trận phục kích lớn ở sông Cầu, Vạn Kiếp đã giáng vào quân giặc
khi chúng đã xuống yên, buộc cương hoặc lúc tinh thần của quân địch đã
mệt mỏi, hoảng sợ. Chính những đòn đánh vào chỗ yếu của địch đã tiêu
diệt và làm tan rã hoàn toàn những đạo kỵ binh vốn nổi tiếng thiện chiến
của Mông - Nguyên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.