LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 248

nhường ngôi, thiết lập vương triều Hồ (1400 - 1407). Sau khi lên ngôi, Hồ
Quý Ly đặt quốc hiệu là Đại Ngu, cuối năm nhường ngôi cho con là Hồ
Hán Thương, tự xưng là Thái thượng hoàng, giống như chế độ nhà Trần
trước đó.

Là một người có nhiều tham vọng, trong những năm giữ trọng trách

dưới triều đình nhà Trần và nhất là từ khi thành lập triều Hồ, Hồ Quý Ly đã
tiến hành một cuộc cải cách khá hệ thống, kiên quyết và mạnh bạo trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và quân sự.

Từ khi Thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời, với cương vị Nhập

nội phụ chính thái sư, rồi Quốc tổ nhiếp chính, Hồ Quý Ly đã mượn danh
triều đình nhà Trần tiến hành một loạt biện pháp quan trọng trong đường lối
dựng nước. Đó là hệ thống các chính sách mới vừa nhằm mục đích củng cố
và tập trung quyền lực về tay mình, vừa thực hiện cải cách chính trị, kinh
tế, xã hội nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng, cứu vãn tình thế của Đại
Việt.

Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly tìm cách gạt bỏ dần các thế lực thân

cận triều Trần và tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương mới,
tập trung quyền hành vào tay cá nhân. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng
kinh đô mới ở An Tôn gọi là Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), nhằm xây
dựng cơ sở bảo vệ vương triều.

Về kinh tế -xã hội, nhà Hồ thi hành những chính sách nhằm hạn chế

thế lực kinh tế của quý tộc Trần, xoa dịu phần nào nỗi bất bình của nhân
dân và chủ yếu nhằm mưu cầu lợi ích cho tập đoàn thống trị mới. Ba chính
sách lớn về mặt này là chính sách "hạn điền", “hạn nô" và phát hành tiền
giấy.

Tiền giấy phát hành năm 1896, gồm 7 loại gọi là "Thông bảo hội

sao" và quy định 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy.

Chính sách hạn điền ban hành năm 1397, quy định: "Đại vương và

trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế, đến thứ dân thì số ruộng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.