1. Chính sách đô hộ và âm mưu đồng hóa của nhà Minh
Năm 1407, sau khi chiếm được Đông Đô, nhà Minh đã đổi nước ta
thành quận Giao Chỉ, coi như quận huyện của Trong Quốc. Chúng dựng
nên một bộ máy chính quyền đô hộ giống như thiết chế một chính quyền
địa phương của triều đình nhà Minh. Dưới quận, nhà Minh đặt lại các phủ,
châu, huyện.
Trước đấy, khi chuẩn bị cất quân đánh nước ta, Minh Thành Tổ đã
căn dặn bọn tướng xâm lăng rằng: "Sau khi bình định được An Nam, từ cửa
quan Kê Lăng (Chi Lăng) vào nước ấy, dọc đường phải đặt vệ, sở và đắp
thành để trấn thủ; các vệ, sở cần trông thấy được hiệu lệnh lửa của nhau,
tiếp cận được thanh thế của nhau để khi nguy cấp có thể ứng cứu cho
nhau". Trong năm 1407, quân Minh đã lập 14 vệ và 19 sở với tổng số quân
rải ra đóng giữ là 99.280 quân. Xung quanh thành Đông Quan đã đặt 5 vệ,
với số quân phòng vệ là 28.000 quân. Cùng với quá trình mở rộng chiếm
đóng, bộ máy trấn áp càng được tăng lên. Tại các phủ vệ cũng như nơi
xung yếu, quân Minh dựng nên một hệ thống thành lũy kiên cố. Giữa các
phủ, huyện và các thành lũy, trên các trục đường giao thông đường bộ và
đường thủy, quân Minh đặt ra một hệ thống trạm dịch nhằm liên hệ với
nhau và kịp thời tiếp ứng cho nhau khi bị uy hiếp. Bằng một bộ máy bạo
lực to lớn, nhà Minh thi hành chính sách đàn áp, khủng bố rất tàn khốc.
Bình thường, chúng đã tìm cách khống chế và kiểm soát ngặt nghèo đời
sống của nhân dân ta. Chúng ra lệnh tước đoạt mọi thứ vũ khí trong tay
nhân dân, cấmchế tạo, cất giấu chiến thuyền, vũ khí, dù là loại thô sơ nhất,
đều bị khép vào tội phản nghịch. Chúng quy định: Dân các xứ đi khỏi ngoài
trăm dặm để buôn bán làm ăn, đều phải trình báo rõ ràng với ty quan sở tại
để cấp giấy định thời hạn, đi về phải kiểm xét.
Mỗi khi nhân dân ta phản kháng hay vùng lên khởi nghĩa thì lập tức
chúng dùng vũ lực đàn áp khốc liệt với nhiều thủ đoạn man rợ. Quân giặc