lại, còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng
không được để lại". Do chủ trương hủy diệt của nhà Minh, phần lớn các
sách điển chương, luật lệ cùng những tác phẩm lịch sử, văn học, địa lý,
quân sự... của nước ta trước đó đã bị quân Minh cướp đoạt và tiêu hủy.
Theo Lê Quý Đôn thì: Đời Nhuận Hồ mất nước, tướng nhà Minh là Trương
Phụ lấy hết sách vở cổ kim của ta gửi theo đường sông về Kim Lăng và sau
đó, nhà Lê ra sức thu thập, nhưng mười phần chỉ còn được bốn năm phần.
Không phải chỉ có sách vở. giấy tờ, bia đá, mà biết bao nhiêu công trình
văn hóa, nghệ thuật quý giá khác cũng bị quân Minh hủy hoại. Đó là một
tổn thất nặng nề đối với di sản văn hóa dân tộc, một tội ác lớn của quân
Minh.
Không thể kể hết những tội ác tày trời và những mưu toan cực kỳ
độc ác của nhà Minh đối với nước ta và nhân dân ta thuở đó. Trong Bình
Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:
"Tát cạn nước Đông – hải không đủ rửa hết vết nhơ;
Chặt hết trúc Nam – sơn, chẳng đủ ghi hết tội ác.
Thần người đều căm giận, trời đất chẳng dung tha"
18
.
Nhà Minh không phải chỉ dừng lại ở chỗ cướp nước ta, thủ tiêu chủ
quyền quốc gia, mà còn tiến tới vĩnh viễn đồng hóa dân tộc ta, vĩnh viễn
xóa bỏ đất nước ta. Đất nước đứng trước một thử thách hiểm nghèo. Nhưng
nhân dân ta đã quyết tâm vượt qua thử thách đó bằng tất cả ý chí và nghị
lực của một dân tộc đang độ trưởng thành. Với ý thức tự chủ và tinh thần
quyết tâm đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta, một phong trào yêu nước,
chống xâm lược đã liên tục nổ ra trên phạm vi cả nước. Trong phong trào
đó, đã xuất hiện những quan điểm tư tưởng quân sự mới.
2. Tinh thần dân tộc và tư tưởng quyết tâm kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta
trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn