LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 288

bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân vẫn nung nấu và bùng cháy dữ dội
khi Lê Lợi phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa.

III- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ TRONG KHỞI NGHĨA

VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC DO LÊ LỢI

VÀ NGUYỄN TRÃI LÃNH ĐẠO

(1418 - 1427)

1. Khái quát về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Từ năm 1414, chính quyền đô hộ của nhà Minh được xây dựng và

củng cố trên cả nước. Cũng từ đó, chúng đẩy mạnh các chính sách bóc lột,
khai thác về kinh tế và các thủ đoạn đồng hóa về mọi mặt. Nền đô hộ của
nhà Minh không những đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, chà đạp thô
bạo cuộc sống của nhân dân, mà còn đe dọa nghiêm trọng vận mạng của cả
dân tộc và mọi phẩm giá của con người. Từ năm 1417, phong trào yêu
nước của nhân dân ta lại bùng lên mạnh mẽ, tiêu biểu hơn hết là cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn diễn ra với ba giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn tụ nghĩa và hoạt động du kích núi rừng Thanh Hóa

(1418 – 1424)

Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi cùng 18 bạn chiến đấu thân tín

làm lễ kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc, cứu nước. Sau một
thời gian chuẩn bị, ngày 7-2-1418, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.