LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 290

chúng nhiều tổn thất. Căn cứ nghĩa quân không ngừng mở rộng, từ lưu vực
sông Chu lên vùng lưu vực sông Mã.

Quân Minh không thể đàn áp được nghĩa quân, chúng đành chịu

chấp nhận đình chiến (từ ngày 5-1-1423 đến tháng 10-1424). Nghĩa quân
tranh thủ thời gian hòa hoãn để tăng cường lực lượng về mọi mặt, như
Nguyễn Trãi nói: "Trong rèn chiến cụ, ngoài giả hòa thân,"/"Bỏ vàng mộ
lính, giết voi khao quân"

24

.

Sau một thời gian mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi không thành, quân

Minh chuẩn bị đàn áp. Trước tình hình đó, Nguyễn Chích đề ra kế hoạch
sáng suốt được Lê Lợi, Nguyễn Trãi chấp nhận là tạm thời rời bỏ núi rừng
Thanh Hóa, tiến vào Nghệ An "nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông" để xây
dựng đất đứng chân, làm bàn đạp đẩy mạnh cuộc tiến công chống quân
Minh.

b) Giai đoạn chuyển hướng chiến lược, xây dựng căn cứ địa từ

Thanh Hóa đến Thuận Hóa (1424 - 1425)

Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân mở cuộc hành quân

tiến vào giải phóng Nghệ An. Sau khi hạ thành Trà Long (Con Cuông) và
đánh thắng hai trận lớn Khả Lưu và Bồ Ải (Anh Sơn), nghĩa quân vây hãm
thành Nghệ An (Hưng Nguyên). Nhân dân Nghệ An hăng hái gia nhập
nghĩa quân và cùng hợp sức giải phóng các châu, huyện. Chỉ nửa năm, toàn
phủ Nghệ An đã được giải phóng. Quân Minh bị vây hãm trong thành.

Tháng 6-1425, nghĩa quân giải phóng Diễn Châu, rồi thừa thắng

tiến ra Thanh Hóa. Nhân dân nhất tề hưởng ứng. Chưa đầy một tháng, toàn
bộ vùng Thanh Hóa đã về tay nghĩa quân. Quân Minh phải rút vào cố thủ ở
Tây Đô.

Tháng 8-1425, Lê Lợi chủ trương "lánh chỗ thực, đánh chỗ hư", cho

một bộ phận nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình) và
Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên). Sau một số trận, quân Minh ở đây
nhanh chóng tan rã, số quân còn lại bị vây trong thành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.