họ là sợi dây vô hình thắt chặt quan hệ trong quân ngũ. Nghĩa quân hết thảy
đều chung một lòng, trên dưới đều cùng một dạ. Họ thường xuyên được
hun đúc bằng những điều nhân nghĩa. Sau này, khi đất nước thái bình, nghĩ
lại sự nghiệp Bình Ngô, Lê Lợi đã nói: "Lúc ấy trong khoảng vua tôi lấy
nghĩa cả mà đối xử với nhau, thân như ruột thịt". Từ tư tưởng đó của người
chủ tướng, nghĩa quân Lam Sơn tuy là đội quân "manh lệ bốn phương"
nhưng lại có lòng "phụ tử một dạ", "ai cũng mến vua mà liều chết, ai cũng
muốn ra sức đền ơn". Nghĩa quân đồng lòng, anh hùng hết sức "đi đến đâu
phá tan quân giặc đến đó" (Lam Sơn thực lục).
Trong quá trình khởi nghĩa và chiến tranh, Lê Lợi đặc biệt chú ý
đến kỷ luật quân đội. Trong tư tưởng chỉ đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi
bao giờ cũng coi trọng và thường xuyên nhắc nhở các tướng lĩnh, binh sĩ
phải "giữ nghiêm kỷ luật", vì thế kỷ luật trở thành một nhân tố tạo nên sức
mạnh vô địch của nghĩa quân Lam Sơn.
Trước hết, là kỷ luật trong quân đội, trong nghĩa quân. Sử cũ nhiều
lần ghi chép về việc Lê Lợi nghiêm chỉnh bộ ngũ, kiểm tra việc chấp hành
mệnh lệnh của nghĩa binh. Lê Lợi chỉ đạo ban hành 10 điều quân luật cho
các tướng hiệu và quân nhân, quy định nghiêm ngặt đối với những tướng
lĩnh, binh lính nào vi phạm kỷ luật quân đội. Theo ông, trong quân cũng
phải có pháp luật, phải ban hành các điều quân luật để các tướng lĩnh và
quân sĩ tuân thủ, khiến mọi người biết làm điều thiện, tránh điều ác. Những
viên tướng như Thượng Khanh bỏ quân ngũ trốn ở Lam Sơn, Tư mã Lê
Lai
31
cậy công đánh giặc, nói những điều ngạo mạn, Thiên hộ Lý Vân chở
trộm mắm muối cho địch ở thành Chí Linh, hoặc Chánh đốc Nguyễn Liêm
khi duyệt binh không nghiêm quân ngũ... đều bị chém làm gương để giữ
nghiêm quân lệnh. Đối với quân lính, những ai lơ là việc cảnh giới, để mất
vũ khí hoặc khi lâm trận làm trái mệnh lệnh cấp trên đều bị trừng trị theo
quân luật. Nghĩa quân Lam Sơn là một đội quân có tổ chức chặt chẽ, có kỷ
luật nghiêm minh. Nghĩa quân quyết không đội trời chung với lũ giặc, trái
lại luôn tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và tài sản của nhân dân. Khi tiến xuống
vùng đồng bằng Nghệ An, Lê Lợi ra lệnh: "Dân chúng khổ về chính sách