LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 298

bạo ngược của giặc đã lâu rồi. Những châu huyện nào chúng ta đi tới,
không được mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc
lúa của bọn ngụy quan, thì dẫu đói khát khốn khó đến đâu cũng không được
lấy bậy"

32

. Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh trên, có lần quân sĩ ba ngày

không được ăn mà không dám xâm phạm của dân, vì đó là kỷ luật, mệnh
lệnh nghiêm khắc của nghĩa quân được Lê Lợi luôn nhắc nhở và được toàn
quân nghiêm chỉnh chấp hành. Do đó, "quân đi qua, mà chợ vẫn họp như
thường"

33

, nhân dân thấy "phép đã lập, mệnh lệnh đã được thi hành thì đem

hết trâu, thóc của người Minh cấp cho quân sĩ", "các lộ, trấn thảy đều hoan
nghênh, đua nhau đem thịt trâu, thịt dê và cơm rượu ra khao lại quân sĩ"

34

.

Tư tưởng trên của Lê Lợi đã có hiệu quả tốt, nghĩa quân Lam Sơn

luôn giữ kỷ luật nghiêm chỉnh, thưởng phạt đúng mức. Vì thế, ai cũng
mong muốn được nhập ngũ, quân lính càng đánh càng hăng, sĩ khí quân ta
càng mạnh.

Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trước hết là sức mạnh của tinh

thần yêu nước và chí căm thù giặc sục sôi, là sức mạnh của tinh thần chiến
đấu ngoan cường cứu dân, cứu nước. Lê Lợi và Nguyễn Trãi có quan điểm
đúng đắn trong việc bồi dưỡng nhân tố tinh thần, chính trị trong quân sĩ.

Một yêu cầu lớn mà Lê Lợi luôn đòi hỏi là người nghĩa binh phải có

tinh thần chiến đấu quên mình, không quản ngại hy sinh, gian khổ, phải
biết "dĩ thân tuẫn quốc" (quên mình vì nước). Có như vậy nghĩa quân mới
có sức mạnh, mới thu hút được sự tin cậy và hưởng ứng của nhân dân, mới
đạt được mục đích khởi nghĩa. Bởi thế, Lê Lợi cũng như Nguyễn Trãi luôn
giáo dục tướng sĩ phải nghĩ đến công nghiệp của cha ông thủa trước, trung
với nước, cùng lòng hợp sức, rửa quốc sỉ, đã đánh là thắng, đến đâu là lập
được công. Các ông đã khơi dậy trong lòng binh sĩ mối hận thù phải trả,
quyết cùng tử chiến với giặc. Vì vậy, quân sĩ "ai cũng nổi lòng căm tức, đều
tranh nhau liều chết để đánh". Sự thật đó cũng được Nguyễn Trãi nêu trong
thư gửi tướng giặc Vương Thông: "quân các vệ sở căm hờn oán giận, sâu
đến cốt tủy, chẳng ai là không nghiến răng nắm tay, thề không còn trông
thấy mặt ngài... Họ đều xin tôi quyết một phen tử chiến"

35

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.