LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 305

dân, Nguyễn Trãi đã nhận thức sâu sắc vai trò quyết định của dân trong
những biến thiên của lịch sử. Ông khẳng định, chỉ có sự tham gia của nhân
dân thế sự nghiệp cứu nước mới thành công được. Ông tìm đến Lê Lợi để
thực hiện hoài bão đó. Có Nguyễn Trãi, đường lối cứu nước của Lê Lợi
càng hoàn thiện hơn.

Phương châm, đường lối chính trị cơ bản của cuộc khởi nghĩa như

Nguyễn Trãi đã đề ra trong Bình Ngô sách là "công tâm" (đánh vào lòng
người). Điều đó có nghĩa là lấy sức mạnh của tinh thần yêu nước và chính
nghĩa để tuyên truyền và vận động quần chúng, để tập hợp và xây dựng lực
lượng, để đấu tranh với bạo lực phi nghĩa của quân thù. Tư tưởng, đường
lối đó được Lê Lợi hết sức tâm đắc và tin tưởng. Trong quá trình lãnh đạo
chiến tranh giải phóng, Nguyễn Trãi luôn ở nơi màn trướng, bày mưu tính
kế, giúp việc, tham mưu cho Lê Lợi.

Trong tất cả những văn kiện chính thức của cuộc khởi nghĩa mà

Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi thảo ra, từ mệnh lệnh gửi cho nghĩa quân,
chiếu dụ gửi cho các hào kiệt đến thư từ giao thiệp với tướng Minh và bài
Bình Ngô đại cáo, đều toát lên tư tưởng dựa vào dân để đánh giặc với một
niềm tin tưởng vững chắc ở sức mạnh của chính nghĩa và của lòng dân.
Tổng kết lại mục đích và nguyên nhân thắng lợi cơ bản của cuộc khởi
nghĩa, Nguyễn Trãi viết:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân cứu nước nước cần trừ bạo,...

Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn,

Lấy chí nhân mà thay cường bạo"

38

.

Tư tưởng, đường lối của cuộc khởi nghĩa là nêu cao ngọn cờ "đại

nghĩa" và "chí nhân", kiên quyết đứng lên quét sạch quân Minh khỏi bờ cõi,
giành lại non sông. Đường lối đó chỉ rõ: kẻ thù dân tộc là giặc Minh tàn
bạo, lực lượng kháng chiến là đông đảo nông dân nghèo khổ, là anh hùng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.