Hãn và nhiều tù trưởng dân tộc như Xa Khả Tham, Cầm Quý... Tất cả
nghĩa quân tuy rất khác nhau về thành phần giai cấp về chức vị, nhưng
"trên dưới đều một dạ cha con" và “hết thảy đều cùng một chí hướng". Một
đoàn kết, thương yêu giữa chủ tướng và quân lính, giữa chỉ huy và binh sĩ,
giữa binh lính với nhau là một đặc điểm nổi bật trong khởi nghĩa Lam Sơn.
Sức mạnh của nghĩa quân trước hết là sức mạnh của tinh thần yêu nước và
chí căm thù, sức mạnh của sự đoàn kết nhất trí trong sự nghiệp cứu nước,
sức mạnh tư tưởng, tinh thần chiến đấu ngoan cường.
Nghĩa quân Lam Sơn có một tinh thần chịu đựng gian khổ và chiến
đấu vô cùng anh dũng. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa
quân trải qua biết bao gian lao, thử thách. Nhưng tất cả đều không sờn lòng
nản chí, họ đã anh dũng vượt qua tất cả.
Sức mạnh cứu nước của nghĩa quân Lam Sơn không chỉ là sức
mạnh trong hàng ngũ nghĩa quân mà còn là sức mạnh đoàn kết đấu tranh
của toàn dân. Đó là tư tưởng lớn của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Nghĩa quân
không chiến đấu một cách cô độc và lẻ loi như quân đội nhà Hồ, mà trưởng
thành và chiến thắng trong sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của tất cả các tầng
lớp nhân dân yêu nước.
Do có tư tưởng và đường lối đúng đắn, do mục đích chính nghĩa,
hợp lòng người nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã nhanh chóng nhận được
sự tham gia hưởng ứng của nhân dân.
Nghĩa quân Lam Sơn là đội quân được tổ chức chặt chẽ và có kỷ
luật nghiêm minh, đi đến đâu mặc dù thiếu thốn nhưng vẫn rất tôn trọng và
bảo vệ quyền lợi và tài sản của nhân dân. không mảy may xâm phạm đến
tài sản của dân. Khi tiến quân vào Nghệ An, có lúc ba ngày thiếu lương
thực ăn nhưng nghĩa quân không hề lấy của dân. Nghĩa quân đi đến đâu là
"trừ bạo", "an dân" đến đó, đưa lại cho nhân dân vùng giải phóng cuộc
sống tự do, yên vui. Vì thế, nhân dân coi nghĩa quân như vị cứu tinh, như
người con thân yêu của mình và sẵn sàng đem cả tài năng, sức lực, của cải
ra hiến dâng cho công cuộc giải phóng dân tộc. Dưới nhiều hình thức, từ