giết hại kẻ vô tội, hãm người vào chỗ chết mà không xót thương, việc ấy
trời đất không dung, người mà đều giận, cho nên liền năm chinh phạt, hằng
đánh hằng thua"
41
.
Tư tưởng của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, khi nhìn nhận, đánh giá tình
hình địch, không bó hẹp chỉ trong tầm nhìn lực lượng quân địch ở nước ta,
mà còn xem xét một cách thấu đáo cả thực trạng triều đình nhà Minh ở
Trung Quốc; bởi vì chính quyền đô hộ của địch ở nước ta là một bộ phận
khăng khít của bộ máy chính quyền của nhà Minh. Bấy giờ, triều Minh là
một triều đại lớn và cường thịnh. Đó là chỗ mạnh của địch nên trong quan
hệ giao thiệp cần có những sách lược thích đáng để cố gắng sớm kết thúc
chiến tranh, lập lại quan hệ bang giao bình thường giữa hai nước. Nhưng
mặt khác, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng nhìn thấy một số khó khăn về đối
nội và đối ngoại của triều đình nhà Minh có lợi cho cuộc chiến tranh giải
phóng của nhân dân ta. Đó là nhà Minh đang gặp khó khăn về mọi mặt. Khi
viết thư cho Vương Thông, Nguyễn Trãi cũng nói rõ điều đó:
"...- (Ở nước các ông) quân mạnh ngưu tốt nay đóng cả ở miền Bắc
để phòng bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến miền Nam...
- Luôn động can qua, liên tiếp đánh dẹp, người sống không vui,
nhao nhao thất vọng...
- Gian thần chuyên chính, chúa yếu giữ ngôi, xương thịt hại nhau,
gia đình sinh biến. .."
42
.
Còn với nghĩa quân, khi mới dấy binh, quân thì ít, lương thực và khí
giới đều thiếu thốn. Buổi đầu chỉ là đội quân du kích "tập hợp bốn phương
manh lệ", "nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm". Tuy
nhiên, theo cách nhìn của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, đó là điểm yếu tạm thời
của nghĩa quân. Nhưng nghĩa quân lại có điểm mạnh cơ bản là lấy đại
nghĩa mà được lòng dân, cuộc chiến đấu chính nghĩa cứu nước, cứu dân,
nên nghĩa quân có thể khắc phục được những khó khăn buổi đầu để càng
đánh càng được, đi đến đâu cũng được dân chúng theo về. Nguyễn Trãi cho
rằng: Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có