những chỗ yếu, những nhược điểm căn bản của địch để làm tan rã tinh thần
chiến đấu của quân thù. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đều coi trọng sách lược
"công tâm", tìm mọi cách đánh vào ý chí xâm lược của địch.
Tư tưởng đánh lâu dài được thể hiện trong quá trình chỉ đạo tác
chiến, từng bước đưa cuộc chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, từ
cách đánh phân tán lên đánh tập trung. Tư tưởng đó phù hợp với quy luật
phát triển của cuộc chiến tranh giải phóng, thực hiện chuyển hóa lực lượng,
đánh thắng từng bước, đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong những năm hoạt động ở miền núi rừng Thanh Hóa, nghĩa
quân Lam Sơn đã tiến hành chiến tranh du kích để bảo tồn và phát huy lực
lượng của ta và tiêu hao một phần lực lượng địch. Nhưng từ cách đánh du
kích phân tán, phải tiến lên đánh chính quy, tập trung thì mới có thể giành
được những thắng lợi quyết định, đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù để kết
thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Do đó, cùng với sự
trưởng thành của nghĩa quân, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chủ trương tập
trung lực lượng đánh lớn, đánh tiêu diệt khi thời cơ đến.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống quân Minh đầu
thế kỷ XV, chứng tỏ tư tưởng chiến lược của các lãnh tụ Lam Sơn rất đúng
đắn và tư tưởng đó được vận dụng một cách tài giỏi vào việc tổ chức và
thực hành cuộc chiến tranh giành lại nền độc lập dân tộc.
Trong chỉ đạo chiến lược, Lê Lợi và Nguyễn Trãi luôn quán triệt tư
tưởng tiến công, đặc biệt từ khi chuyển hướng về Trung Nguyên, về vùng
đồng bằng, nghĩa quân luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công địch. Lê
Lợi và Nguyễn Trãi cho rằng phải chế ngự người, chứ không để người chế
mình, dử người đến chứ không để người dử đến.
Trong suốt 10 năm, từ khi phát động khởi nghĩa ở Lam Sơn đến lúc
giành được thắng lợi hầu như chưa có một tình huống nào Lê Lợi chủ
trương phòng ngự để đối phó với địch. Thời kỳ đầu, khi tương quan lực
lượng còn quá chênh lệch, quân Minh liên tiếp mở các cuộc tiến công,