Một là, tư tưởng về xác định mục tiêu chiến đấu.
Biết giặc Nam Hán chuẩn bị tiến công xâm lược và có tham vọng
đô hộ hẳn nước ta, Ngô Quyền quyết tâm tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến
đấu để bảo vệ nền độc lập non trẻ của đất nước. Sau khi mau chóng diệt
xong bọn phản bội Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền bàn với các tướng rằng:
"Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi
mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía
trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được.
Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế
được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt
đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào
trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát"
34
.
Qua kế đánh giặc mà Ngô Quyền bàn với các tướng, có thể thấy
mục đích của cuộc chiến đấu là nhằm tiêu diệt toàn bộ đạo binh thuyền lớn
do Hoằng Tháo chỉ huy khi chúng vượt biển đánh sang, tới vùng cửa sông
Bạch Đằng.
Đạo binh thuyền lớn do Hoàng Tháo chỉ huy là đạo quân xâm lược
đi đầu, đạo quân chủ lực của địch. Còn đạo quân do Lưu Cung (vua Nam
Hán) trực tiếp chỉ huy, là đạo quân đi tiếp ứng, làm lực lượng dự bị của
địch. Nếu đạo quân chủ lực của Hoàng Tháo đánh sang chỉ bị quân ta chặn
đánh tiêu hao, vẫn tiếp tục tiến công vào sâu được nội địa nước ta, thì đạo
quân dự bị Lưu Cung ắt sẽ tràn sang tiếp ứng để đè bẹp lực lượng kháng
chiến của ta. Nhưng nếu đạo quân Hoàng Tháo vừa tiến sang tới địa phận
nước ta đã bị quân và dân ta chặn đánh, tiêu diệt gọn một cách nhanh chóng
thì đạo quân của Lưu Cung sẽ không kịp tràn sang ứng cứu, mà chỉ còn
cách duy nhất là cuốn cờ rút lui, chấm dứt cuộc xâm lăng. Bởi vậy, một khi
thực hiện được mục đích trận đánh là nhanh chóng tiêu diệt gọn đạo binh
thuyền Hoằng Tháo khi chúng vừa kéo tới vùng cửa sông Bạch Đằng, làm
cho đạo quân của Lưu Cung bị tan rã ý chí chiến đấu, buộc phải rút về thì