LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 60

cũng tức là đạt được mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh giữ nước:
tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm tan rã ý chí xâm lược của Vương triều
Nam Hán, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, bảo vệ vững chắc chủ quyền
của dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tư tưởng về xác định mục tiêu chiến đấu kể trên phản ánh được ý

chí và nguyện vọng cơ bản, sống còn của cả dân tộc; tỏ rõ cuộc chiến đấu
của ta là tiến bộ, chính nghĩa, hợp quy luật, còn địch thì ngược lại, đồng
thời cũng phản ánh đúng sự so sánh lực lượng giữa ta và địch. Nó là ngọn
cờ tập hợp, cố kết, động viên lực lượng toàn dân, sức mạnh cả nước đánh
thắng quân xâm lược.

Việc xác định đúng mục tiêu chiến đấu tạo ra thuận lợi cơ bản cho

quân và dân ta hình thành lực mạnh, thế mạnh, có sức mạnh ưu thế để đánh
thắng quân thù. Thực tế cuộc kháng chiến chống xâm lược Nam Hán do
Ngô Quyền lãnh đạo cho thấy, việc tiêu diệt nhanh gọn, bất ngờ đạo quân
chủ lực của địch đã khiến cho vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng mà
không kịp trở tay đối phó. Hắn kinh hoàng, hoảng hốt, đành "thương khóc,
thu nhặt quân lính còn sót rút về"

35

. Sau thất bại thảm hại này, triều Nam

Hán phải từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, từ đó không dám xâm phạm đến
lãnh thổ, chủ quyền của ta nữa.

Hai là, tư tưởng về tạo lực lượng và thế trận để đánh thắng quân

xâm lược.

Tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện nước ta đã là một quốc

gia độc lập, có chủ quyền dân tộc, có nguồn nhân lực, vật lực và trên một
mức độ nhất định đã có một lực lượng quân sự của mình, nên Ngô Quyền
chủ trương huy động sức mạnh của cả dân tộc, của cả nước và chủ động
xây dựng một thế trận để chống giặc.

Lực lượng quân sự nòng cốt để chống giặc Nam Hán trước hết là

đạo quân bản bộ của Ngô Quyền từ Ái Châu kéo ra. Mặc dù sử sách không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.