đã chán ghét vương triều Tiền Lê, tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn
lên ngôi vua (tức Lý Thái Tổ) mở đầu cho vương triều Lý vào cuối năm
1009.
Sau khi lên ngôi, vào mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa
Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long. Việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long
thể hiện tầm nhìn chiến lược của Lý Thái Tổ, đánh dấu sự phát triển mạnh
mẽ của đất nước, của dân tộc. Việc làm đó phản ánh và đáp ứng yêu cầu
phát triển của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý. Đến đời
Vua Lý Thánh Tông, vào năm 1054 đổi tên nước là Đại Việt.
Để kiện toàn, củng cố bộ máy nhà nước và hệ thống hành chính các
cấp, sau khi lên ngôi, vào năm 1010, Vua Lý Thái Tổ đã đổi 10 đạo làm 24
lộ
6
. Đơn vị hành chính dưới lộ là phủ, châu, hương, giáp và thôn. Ở kinh đô
đặt các phường.
Để điều hành việc nước, nhà Lý đã chú ý đến xây dựng chế độ quan
chức. Đứng đầu nhà nước quân chủ là vua, tiếp đến hệ thống quan lại từ
trung ương cho tới địa phương. Triều Lý chia đặt phẩm trật cho các quan
văn võ gồm 9 bậc chánh và tòng, từ nhất phẩm đến cứu phẩm. Đứng đầu
hàng văn võ có tam thái gồm: thái sư, thái bảo, thái phó; tam thiếu: thiếu
sư, thiếu bảo, thiếu phó. Ở cấp trung ương, dưới tam thái, tam thiếu đến
một loạt quan chức văn võ đã được định đặt. Ở địa phương, các lộ, phủ,
châu đặt các chức tri phủ, phán phủ, tri châu. Nhà Lý tuyển bổ quan lại qua
hai hình thức "nhiệm tử" dành cho con cháu quan lại quý tộc và "tuyển cử"
kén chọn người tài năng, đức độ. Chế độ "khoa cử" để tuyển chọn quan lại
trong nước ta xuất hiện từ thời Lý cùng với việc mở khoa thi Minh kinh bác
học và Nho học tam trường vào năm 1075 dưới triều Vua Lý Nhân Tông.
Với vương triều Lý, lần đầu tiên đã xuất hiện luật thành văn ban hành vào
năm 1042 đời Lý Thái Tông, gọi là Hình thư. Về việc này, sử chép: "Trước
kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ
luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng.
Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho
thích dụng với thời thế chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành