LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 93

mình trên các lĩnh vực xây dựng quân đội, quốc phòng và đánh giặc giữ
nước. Sau đây là những nét lớn về nội dung tư tưởng quân sự thời Ngô,
Đinh, Tiền Lê.

1. Tư tưởng độc lập, tự chủ và thống nhất quốc gia

Sau khi đánh tan "trăm vạn" quân giặc Nam Hán nơi cửa sông Bạch

Đằng và giành lại Đại La từ tay kẻ phản bội Kiều Công Tiễn vào năm 938,
người anh hùng dân tộc đồng thời là nhà quân sự tài ba Ngô Quyền ắt đã
phải nghĩ ngay đến củng cố và bảo vệ nền độc lập, tự chủ. Nhưng làm thế
nào để bảo vệ được độc lập, tự chủ trong tình thế kẻ thù phương Bắc luôn
dòm ngó với ý đồ tái lập nền đô hộ của chúng trên lãnh thổ của người Việt
ở phương Nam? Bài học nóng hổi của họ Khúc, họ Dương hẳn còn đậm nét
trong trí não của Ngô Quyền. Quân bản bộ của Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo,
Khúc Thừa Mỹ cũng như của Dương Đình Nghệ với chức danh Tiết độ sứ
đóng ở Đại La đã không giữ được quyền độc lập, tự chủ. Nam Hán tuy là
một trong mười tiểu quốc mới nổi dậy giành quyền bá chủ Trung Nguyên
nhưng lại ở liền kề biên giới, sẵn sàng mở rộng thế lực bành trướng xuống
phía Nam. Không chỉ có Nam Hán, bất cứ thế lực nào giành được phần
thắng, trong cuộc loạn "ngũ đại thập quốc" (năm đời mười nước), làm bá
chủ Trung Nguyên, cũng không buông tha miếng mồi béo bở mà chúng đã
từng đặt ách cai trị hơn một nghìn năm. Mất mồi ngon, chúng cay cú, quyết
tâm cướp lại. Nhưng quyết tâm hơn, mãnh liệt hơn phải là chủ nhân bị mất
giành lại và giữ lấy cái của mình đã mất.

Hàng nghìn năm tốn bao xương máu để giành lại quyền độc lập, tự

chủ đâu phải rẻ rúng, dễ dàng?

Rõ ràng danh hiệu Tiết độ sứ với thủ phủ Đại La cùng tổ chức cai

trị của quân đô hộ được họ Khúc, họ Dương kế tục đã tỏ ra bất lực, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.