LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 10

đầu trấn là chức trấn phủ sứ; an phủ sứ đứng đầu lộ; ở phủ có chức tri phủ; huyện có chức
chuyển vận sứ; đứng đầu xã là chức xã quan. Số xã quan tuỳ theo số lượng dân từng xã: Đại
xã (từ 100 người trở lên) có 3 xã quan; Trung xã (từ 50 người trở lên) có 2 xã quan; Tiểu xã
(từ là người trở lên) có 1 xã quan

1

.

Đến đời vua Lê Thánh Tông, năm Bính Tuất (1466), cả nước được chia thành 12 đạo

Thừa tuyên: Thuận Hoá, Nghệ An, Thanh Hoá, Thiên Trường, Quốc Oai, Hưng Hoá, Nam
Sách, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và một phủ Trung đô (khu
vực Kinh đô Thăng Long). Năm Tân Mão (1471), sau cuộc tiến đánh Chămpa, lãnh thổ Đại
Việt mở rộng, có thêm đạo Thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam (vùng đất từ phía nam đèo Hải
Vân đến đèo Đại Lãnh).

Nhằm đơn giản bớt hệ thống tổ chức chính quyền và tăng cường quyền chi phối của

triều đình trung ương, Lê Thánh Tông cho bãi bỏ một số đơn vị hành chính trung gian như
trấn, lộ. Đơn vị xã được quy định lại với quy mô lớn hơn: Từ 500 hộ trở lên là Đại xã; Trung
xã từ 300 hộ; Tiểu xã từ 100 hộ

2

. Quyền hành ở đạo trước tập trung vào chức Hành khiển nay

thuộc về 3 ty: Đô ty cai quản việc quân; Thừa ty phụ trách công việc hành chính, tài chính và
tư pháp; Hiến ty phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án và thi hành pháp luật. Sự phân lập
quyền hành này nhằm ngăn ngừa khuynh hướng cát cứ ở địa phương và tăng cường quyền lực
cho chính quyền trung ương. Đứng đầu phủ là chức tri phủ; đứng đầu các huyện, châu là chức
tri huyện, tri châu; ở xã chức xã quan được đổi gọi là xã trưởng.

Đối với vùng thượng du, về cơ bản, quyền cai quản vẫn được giao cho các tù trưởng

địa phương. Triều đình đặt ra các chức đoàn luyện, thủ ngự, tri châu, đại tri châu để bổ nhiệm
cho các tù trưởng nhằm tranh thủ, ràng buộc và kiềm chế họ. Lê Thánh Tông chủ trương đảm
bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương: "Các
chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nước không bị
chuyện riêng, việc lớn của nước không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo đúng
phép"

3

.

Không chỉ thống nhất về mặt hành chính, bộ máy chính quyền các cấp cũng được xây

dựng thành một hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương và dần dần được
cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình trung ương và hạn chế quyền lực địa
phương.

Cơ quan quyền lực tối cao là triều đình, đứng đầu là vua. Thời Lê Thái Tổ, dưới vua là

các chức tả hữu tướng quốc Kiểm hiệu bình chương quân quốc trọng sự; sau đó là các chức:
tam thiếu, tam thái, tam tư. Tiếp đến là ban văn và ban võ. Đứng đầu ban văn là chức đại hành
khiển, rồi đến thượng thư và các cơ quan chuyên trách như Nội mật viện, Hàn lâm viện, Ngự
sử đài. Đứng đầu ban võ là các chức đại tổng quản, đại đô đốc, đô tổng quản. Trải qua các đời
vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, chính quyền ngày càng được củng cố, hoàn
thiện. Năm Canh Thìn (1460), vua Lê Nghi Dân củng cố lại triều đình trung ương, đặt thêm 4
bộ: Hộ, Binh, Hình, Công cùng với hai bộ là Bộ Lại, Bộ Lễ do Lê Lợi đặt từ trước thành 6 bộ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.