Ngoài bộ binh, kỵ binh và tượng binh, quân đội Đàng Ngoài còn xây dựng một đội
quân thuỷ binh hùng hậu, thiện chiến. Quân đội Lê - Trịnh có tới 500, 600 thuyền chiến.
Nhiều thuyền bỏ neo dọc theo sông Nhị Hà trong một khoảng dài tới 50-60 dặm.
Thuyền chiến Đàng Ngoài có nhiều loại kích cỡ khác nhau. Theo sách Lịch triều hiến
chương loại chí, phần binh chế chí, Phan Huy Chú cho biết, quân đội Đàng Ngoài được trang
bị các loại thuyền nhỏ và nhẹ như các thuyền Tiểu Hậu, Nhị Hậu (mỗi thuyền có 31 người),
Trung Hậu (mỗi thuyền có 36 người), lại có những loại thuyền lớn như thuyền Ưu Nhất,
Trạch Nhất (mỗi thuyền có 72 người), Kiệu Nhất (mỗi thuyền có 86 người)
68
.
Trong khoảng thế kỷ XVII - XVIII, thuyền chiến Đàng Ngoài dài khoảng 50-70 feet
(15,2m-21,3m), vị trí chỉ huy ngồi ở cuối thuyền, chỗ cao nhất có mái che để quan sát.
Thuyền không có buồm, được trang bị súng lớn. Mỗi thuyền có tới 25-40 tay chèo mỗi bên.
Người bơi chèo đứng quay mặt về phía đuôi thuyền, đẩy mái chèo ra đằng trước, thuyền sẽ
tiến ngược với hướng của người chèo. Lớn nhất là loại thuyền đi biển có tốc độ nhanh, tên
chữ là Mãnh, dài 60 thước, rộng 9 thước và 44 cọc chèo.
Việc huấn luyện đào tạo cả đội ngũ võ tướng chỉ huy và quân sĩ cho quân đội Đàng
Ngoài được tiến hành chu đáo và tương đối quy củ. Triều đình Lê - Trịnh thành lập nhiều cơ
sở võ bị để giảng dạy, tập luyện và thao diễn quân sự, như Giảng Võ điện, Giảng Võ đường
(trước ở phía tây Hoàng thành, sau chuyển sang phía đông, gần bờ sông Hồng và được gọi là
Võ Học sở), Diễn Vũ trường, Tế Kỳ đàn... Nhiều kỳ thi võ các cấp được tổ chức (Sở cử, Bác
cử) với các môn thi về binh pháp và võ nghệ (múa đao, đấu giáo trên ngựa, đấu gươm và mộc,
bắn cung nỏ trên ngựa, đấu vật, bắn súng...). Do được đào luyện thường xuyên, nghiêm khắc
nên quân lính Đàng Ngoài bắn súng rất giỏi, chính người Bồ Đào Nha đương thời cũng phải
nể phục
69
. Những người giỏi võ nghệ và binh pháp, các tướng lĩnh có thể qua các kỳ thi để
tiến thân. Học vị "Tạo sĩ" bên võ được công nhận như “tiến sĩ" bên văn.
Mặt khác, triều đình Lê - Trịnh cũng tiến hành mở rộng diện tuyển lính, tăng cường ưu
đãi binh lính. Cụ thể là, tháng chạp năm Tân Sửu (1721), chúa Trịnh Cương cho rằng: từ lúc
trung hưng nhà Lê dùng binh lính Thanh - Nghệ diệt hết “giặc" Mạc, khôi phục triều đình, rồi
giữ luôn ở Kinh đô làm lính chầu chực và bảo vệ hoàng thành; còn với binh lính tứ trấn chỉ
giữ có ngạch mà không có quân, lúc có việc mới bắt tập họp để phân phối, xong việc lại cho
về làm ruộng..., như vậy là không đồng đều. Bởi vậy, chúa quyết định: từ năm Tân Sửu
(1721), hai xứ Thanh - Nghệ trước đây cứ 3 suất đinh tuyển 1 suất lính thì nay giảm xuống
còn 5 suất đinh tuyển 1 suất lính. Ở tứ trấn cũng 5 suất đinh chọn 1 suất lính. Tất cả những
binh lính được tuyển chọn ở cả tứ trấn cũng như Thanh - Nghệ đều được phân chia cho 6
doanh, mỗi doanh 800 người.
Bên cạnh đó, năm Giáp Thìn (1724), chúa Trịnh cho mở thi "bác cử” ở Thăng Long
70
.
Năm Bính Ngọ (1726), sau kỳ tuyển lính, chúa Trịnh tổ chức cho hơn một vạn lính mới tuyển