LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 112

Đến năm Mậu Thân (1728), quy định này được bổ sung, hoàn thiện như sau: các làng

xã đem ruộng và đất bãi để quân cấp cho binh lính được tuyển. Binh lính theo thứ hạng được
cấp đất bãi cùng ruộng hạng nhất 5 mẫu, ruộng loại hai, loại ba mỗi lính 6 - 7 mẫu.

Nhưng, đến năm Bính Thìn (1736), nhận thấy lính tứ trấn "toàn là người bơ vơ nơi đầu

đường xó chợ mà ruộng cấp cho lại nhiều”, "chỉ làm cho dân đau khổ”, nên chúa Trịnh cho
thải số lính mới tuyển ở tứ trấn về làm dân, chỉ giữ lại số ưu binh Thanh - Nghệ như cũ.

Như vậy, xét cho cùng, cũng như triều Mạc, triều đình Lê - Trịnh cũng trước sau thấu

triệt tư tưởng xây dựng một quân đội mạnh làm công cụ cho việc bảo vệ quyền lợi của dòng
họ và tiến hành chiến tranh với các thế lực đối lập khác để bảo vệ và mở rộng lãnh thổ cát cứ
của mình.

- Quân đội chúa Nguyễn.

Đồng thời với quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền từ

phủ chúa đến các địa phương mang nặng tính chất quân sự, chúa Nguyễn đặc biệt chú tâm xây
dựng lực lượng quân đội mạnh với quân số đông, trang bị vũ khí hiện đại và tổ chức chặt chẽ.

Quân đội chúa Nguyễn bao gồm quân Túc vệ ở Kinh thành Phú Xuân, quân chính quy

thường trực ở các dinh và thổ binh ở các địa phương. Sách Đại Nam thực lục cho biết, vào
năm Quý Tỵ (1653), chúa Nguyễn Phúc Tần mở cuộc duyệt binh lớn tại An Cựu (Kinh đô
Phú Xuân). Lực lượng tham gia cuộc duyệt binh này bao gồm: Cơ Trung hầu (10 thuyền, 300
người); Nội bộ (60 đội thuyền, hơn 3.280 người); Cơ Tả trung (14 thuyền, hơn 700 người);
Cơ Hữu trung (14 thuyền, hơn 700 người); Nội thủy (58 thuyền, 6.410 người); Cơ Tả trung
kiên (12 thuyền, 600 người); Cơ Hữu trung kiên (10 thuyền, 500 người); Cơ Tiền trung bộ (12
đội, mỗi đội 5 thuyền, cộng 2.700 người); bốn cơ Tả dực, Hữu dực, Tiền dực, Hậu dực (mỗi
cơ 5 thuyền, cộng hơn 1.100 người); Đội Tiền thuỷ (5 thuyền, hơn 500 người); Đội Hậu thủy
(5 thuyền, hơn 500 người); Đội Tả thủy (5 thuyền, hơn 500 người); Đội Hữu thủy (5 thuyền,
hơn 500 người); 8 cơ là Tả nội bộ, Hữu nội bộ, Tiền nội bộ, Hậu nội bộ, Tả súng, Hữu súng,
Tiền súng, Hậu súng (mỗi cơ 6 thuyền, cộng hơn 2.100 người); Dinh Tả bộ (10 thuyền, cộng
hơn 450 người); Đội Tiền binh (4 thuyền, hơn 200 người); Đội Hậu binh (4 thuyền, hơn 200
người); Đội Tả binh (4 thuyền, hơn 200 người); Đội Hữu binh (4 thuyền, hơn 200 người); Cơ
Tả thủy (5 thuyền, hơn 200 người)

72

.

Vậy là, riêng lực lượng quân đội đóng ở Kinh thành Phú Xuân khi đó ít nhất cũng có

hơn 22.740 quân. Theo Lê Quý Đôn, tất cả các hạng chiến binh ở thành Phú Xuân là 30.016
quân

73

. Tổng số quân lính trong thời chúa Nguyễn Phúc Tần giữa thế kỷ XVII lên đến khoảng

160.000 quân

74

.

Quân đội Đàng Trong cũng có các thành phần lực lượng (binh chủng) như Bộ binh,

Thuỷ binh, Đại bác thần công (Pháo binh), Tượng binh. Ngoài số vũ khí truyền thống tự chế
tạo, chúa Nguyễn còn mua thêm nhiều vũ khí mới hiện đại của phương Tây và Nhật Bản. Một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.