ở tứ trấn và phủ Trường Yên về Thăng Long cử hành lễ duyệt binh trọng thể, ấn định thành lễ
đại duyệt vào tháng trọng xuân (tháng Hai) hằng năm.
Năm Đinh Mùi (1727), triều đình lập phép chọn lựa “nhất binh" - cứ mười người giữ
lại một người làm việc, còn thì cho về làng sản xuất.
Đặc biệt hơn cả là, bắt đầu từ năm Nhâm Dần (1722), triều đình Lê - Trịnh cho phép
các hạng binh lính người nào có học thức, khi gặp các khoa thi hương được nộp đơn xin thi,
nếu được xét sẽ cùng tham gia ứng thí với học trò. Gặp khoa thi võ, kỳ thi viết chữ hoặc tính
toán cũng được thi khảo ở ngay Kinh đô. Đây không chỉ là chính sách mà còn là một tư tưởng
chiến lược rất căn bản và quan trọng của triều đình Lê - Trịnh đối với lực lượng binh lính.
Bởi, trước đó triều đình nghiêm cấm rất ngặt nghèo việc binh lính đọc sách "thánh hiền" và
theo đòi khoa cử, vì e phong khí văn chương cử nghiệp sẽ làm suy nhược nhuệ khí của binh
sĩ. Thậm chí, một số người lính đã thi đỗ rồi mà vẫn bị triều đình tước bỏ học vị, bắt trở lại
làm lính như cũ. Điều này xảy ra ngay cả trong thời kỳ Lê Thánh Tông cầm quyền (1460-
1497) vốn được cho là thời kỳ "điển lễ" của triều Lê Sơ, một mẫu mực của chính quyền phong
kiến trung đại Việt Nam. Đây thực sự là một bước ngoặt thuộc về tư tưởng nói chung, tư
tưởng quân sự nói riêng của triều đình Lê - Trịnh.
Năm Giáp Thìn (1724), nhà nước quy định cấp ruộng công cho binh lính tứ trấn (trước
đây ruộng công ở tứ trấn chỉ cấp cho ưu binh Thanh- Nghệ). Theo đó, người dân xã nào đi
lính cho triều đình thì ở xã đó phải căn cứ theo số ruộng công của xã mà cấp khẩu phần ruộng
công cho binh lính, có các hạng như sau
71
:
Stt
Hạng lính
Ruộng
một vụ
(Mẫu/người)
Ruộng
hai vụ và
ruộng loại tốt
(Mẫu/người)
1
Tùy thị binh (lính theo
chầu chực) và Thiên trạo binh
(lính chèo thuyền lành nghề)
7
6
2
Thuyền
binh
(lính
thuyền chiến) ở cơ đội các
doanh
6
5
3
Tùy hậu binh (lính theo
hầu) ở cơ đội các doanh
5
4