vĩnh viễn hoặc tạm thời. Hầu hết các địa chủ thời Lê Sơ đều bóc lột nông dân theo phương
thức phát canh thu tô.
Giai cấp nông dân gồm nhiều tầng lớp khác nhau: nông dân tự canh, nông dân tá điền,
nông dân phá sản phải đi làm thuê. Trong đó nông dân tá điền chiếm số lượng đông nhất.
Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động sản xuất chủ yếu, làm ra
hầu hết của cải trong xã hội thời bấy giờ, nhưng cũng là tầng lớp bị áp bức bóc lột nặng nề
nhất.
Quan hệ giữa địa chủ và nông dân là quan hệ giữa chủ sở hữu ruộng đất với người lao
động sản xuất, quan hệ giữa kẻ bóc lột với người bị bóc lột.
Thời Lê Sơ vẫn còn tồn tại một số lượng đáng kể tầng lớp nô tỳ, mặc dù vào cuối thời
Trần và qua cuộc chiến tranh đầu thế kỷ XV, một số lượng lớn tầng lớp này đã được giải
phóng. Trong xã hội, nô tỳ là tầng lớp thấp kém nhất, bị bóc lột và phân biệt đối xử tàn nhẫn
nhất. Nô tỳ không được xem là thần dân của nhà vua, không được ghi vào sổ hộ, không được
cấp ruộng khẩu phần. Tuy vậy, trong một chừng mực nhất định, pháp luật nhà Lê cũng quy
định một số quyền hạn của chủ đối với nô tỳ, coi việc chủ giết nô tỳ là một hành động phạm
pháp.
Do sự phát triển của công thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, tầng lớp thương nhân và
thợ thủ công trong xã hội Lê Sơ có đông đảo hơn trước nhưng bởi chính sách không chú trọng
đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá của triều Lê và quan niệm xem thường thương nhân,
coi họ là những kẻ "bỏ gốc theo ngọn" không phù hợp với tinh thần độc tôn nông nghiệp và
chính sách "ức thương" của chế độ phong kiến nên tầng lớp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong
xã hội.
Lê Sơ là thời kỳ phát triển cường thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam. Các sử gia
phong kiến ca tụng đây là thời thái bình thịnh trị; kinh tế nông nghiệp được nhà nước quan
tâm, chú ý phát triển nhưng nông dân, tầng lớp chiếm tuyệt đại đa số lúc bấy giờ cũng vẫn
phải chịu những hình thức áp bức nặng nề. Ngoài tô thuế ruộng đất là hình thức bóc lột chính,
họ còn bị uy hiếp thường xuyên bởi nạn kiêm tinh ruộng đất, nạn cho vay nặng lãi và nạn ức
hiếp tham nhũng của tầng lớp cường hào. Thêm vào đó là nạn thiên tai bão lụt, hạn hán, mất
mùa đói kém vẫn luôn xảy ra khiến người nông dân càng thêm cùng cực.
Tuy nhiên xét về phạm vi tổng thể chế độ phong kiến Việt Nam thì đời sống của người
nông dân thời Lê Sơ nhìn chung tương đối được bảo đảm và ổn định hơn các thời khác. Các
chính sách triệt bỏ căn bản chế độ điền trang, giải phóng tầng lớp nô tỳ; thực thi chính sách
quân điền... của nhà nước đã tạo điều kiện cho sức sản xuất phát triển, kinh tế nông nghiệp
nhanh chóng phục hồi. Triều đình cũng đề ra được một số chính sách, biện pháp cứu tế xã hội
chăm lo đến đời sống của nhân dân như: lập nhà tế sinh để nuôi dưỡng những người đau yếu,
bắt các xã trưởng, các quan lại địa phương phải thu dưỡng những người tàn phế, tật bệnh
không có thân thuộc trông nom. Lê Lợi- người lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng từng