LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 14

nhận được sự giúp đỡ và đồng cam cộng khổ với nhân dân, khi lên làm vua thường khuyên
bảo triều thần và dặn dò con cái nên khoan dân, không nên phí sức dân, không nên xây dựng
cung đài và phung phí tiền của, để cho dân nghỉ ngơi. Điều này được các triều vua sau chú ý
và noi theo. Những việc làm trên góp phần tạo nên một sự "thái bình, thịnh trị" tương đối của
xã hội thời Lê Sơ trong thế kỷ XV.

Trong xã hội phong kiến, mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến với nông dân luôn tồn

tại. Khi mâu thuẫn giai cấp quyết liệt sẽ dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh. Trong thế kỷ
XV không thấy sử cũ ghi chép về khởi nghĩa nông dân ở miền xuôi. Nguồn tư liệu chỉ cho
biết về một số cuộc nổi dậy của đồng bào thiểu số ở vùng núi phía Bắc do các tù trưởng của
họ cầm đầu nhằm chống lại sự áp bức bóc lột, sự chi phối của triều đình trung ương và có
khuynh hướng cát cứ địa phương. Ít có nông dân nổi dậy chống đối triều đình là một biểu hiện
của tình trạng ổn định tạm thời của xã hội thời Lê Sơ, của sự thịnh trị tương đối của chế độ
phong kiến đang trong thời kỳ phát triển. Sự ổn định này chiếm hơn 2 phần 3 thời gian tồn tại
của vương triều (từ năm 1504 trở đi, dưới các đời vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, thời thái
bình, thịnh trị không còn nữa).

Trên cơ sở quốc gia thống nhất, chế độ chính trị và tình hình xã hội tương đối ổn định

trong một thời gian dài, vị thế vương triều được nhiều quốc gia trong khu vực vị nể, nhà nước
Lê Sơ có điều kiện tập trung vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

b) Khôi phục và phát triển kinh tế

Sau nhiều năm tháng chiến tranh, nền kinh tế Đại Việt bị tàn phá nghiêm trọng: đồng

ruộng bỏ hoang, đê điều hư hỏng, làng xóm tiêu điều, nông dân phiêu tán hàng loạt; thương
nghiệp bị đình trệ, nhiều ngành nghề bị phá sản. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với vương triều
Lê Sơ là phải thúc đẩy sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống cư dân, nhất
là nông dân nhằm thực hiện "quốc phú binh cường". Nhiệm vụ này được thực hiện dần từng
bước, các biện pháp tích cực của nhà nước cùng sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân đã
mang lại hiệu quả thiết thực trong các ngành kinh tế.

- Kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của quốc gia, là cơ sở của chế độ phong kiến.

Cũng như các triều đại phong kiến trước, triều Lê Sơ rất coi trọng nghề nông, nông nghiệp
được xem là nghề gốc, nhà nước có nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển
ngành kinh tế chủ đạo này.

Trước tiên là nhanh chóng phục hồi diện tích canh tác: Sau những năm chiến tranh,

tình trạng nông dân bỏ làng đi phiêu tán và bỏ hoang đồng ruộng diễn ra ở nhiều nơi trong
nước. Trước thực trạng đó, năm Đinh Mùi (1427), khi còn bao vây giặc ở Đông Đô, Lê Lợi đã
ra lệnh bắt dân phiêu tán phải trở về nguyên quán nhận ruộng cày cấy. Năm Ất Tỵ (1485), Lê
Thánh Tông ra lệnh cho các phủ, huyện nếu có ruộng đất bỏ hoang chưa khai khẩn hết thì
phải khám xét cẩn thận và đôn đốc nhân dân canh khẩn. Do những biện pháp tích cực của nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.