LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 15

nước, chỉ trong thời gian ngắn, ruộng đất bỏ hoang được khai thác hết và nền sản xuất nông
nghiệp căn bản được phục hồi.

Phân chia lại ruộng đất công làng xã: Trước hiện trạng "Người đi đánh giặc thì

nghèo, kẻ rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước một tấc đất mà ở còn
những kẻ du thủ du thực, không có ích gì cho nước lại có quá thừa ruộng đất"

6

, năm Kỷ Dậu

(1429), Lê Thái Tổ lệnh cho các quan văn võ đại thần bàn định việc phân cấp ruộng đất cho
quan lại, binh lính và dân chúng từ đại thần trở xuống đến người già yếu, phụ nữ, trẻ mồ côi.
Đây là sự mở đầu cho việc ban hành và thực thi "Chính sách quân điền" của nhà nước Lê
- một chính sách có tác động rất lớn đối với sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp thời bấy
giờ. Tuy nhiên, dưới thời Lê Thái Tổ, chính sách quân điền mới chỉ được bàn định và "phép
còn chưa đủ", sang thời Lê Nhân Tông, được bổ sung thêm một số điều và đến thời Lê Thánh
Tông, năm Hồng Đức thứ 8 (Đinh Dậu - 1477), quy chế về quân điền mới được hoàn chỉnh và
được thực hiện rộng khắp. Chính sách quân điền của triều Lê Sơ được thực hiện theo nguyên
tắc:

+ Tất cả mọi người dân trong xã đều được chia ruộng, nhưng tùy theo phẩm hàm,

chức tước và thứ bậc trong xã hội.

+ Ruộng xã nào chia cho dân xã ấy. Nhưng đầu thời Lê Sơ, do hậu quả của 20 năm đô

hộ của quân Minh, có nhiều xã cư dân phiêu tán, đồng ruộng bỏ hoang, nên nhà nước quy
định thêm những xã nào dân ít, ruộng công nhiều thì có thể chia bớt cho dân xã bên cạnh thiếu
ruộng.

+ Thời gian quân cấp là 6 năm một lần. Mỗi lần đến kỳ quân cấp, quan phủ huyện

phải xuống đo đạc lại ruộng đất và định việc phân cấp. Việc đo đạc và phân cấp này phải được
tiến hành vào lúc đồng ruộng đã thu hoạch xong để không trở ngại đến sản xuất nông nghiệp.

+ Những người cày ruộng có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước. Riêng quan viên từ

tứ phẩm trở lên nếu được cấp thêm ruộng công ở xã, thì phần ruộng cấp thêm này không phải
nộp tô. Vì vậy, thực tế phần ruộng cấp thêm ấy có tính chất như lộc điền và có thể coi như là
phần bổ sung lộc điền...

Với những nội dung trên, chính sách quân điền ít nhiều đã mang lại ruộng đất cho mọi

tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là nông dân, bảo đảm cho họ có một mảnh ruộng để cày cấy
sinh sống. Trên cơ sở đó người nông dân yên tâm sản xuất, nền kinh tế tiểu nông được tạo
điều kiện để xây dựng và phát triển. Đồng thời cũng mang lại cho nhà nước một nguồn thu
đáng kể từ kinh tế làng xã. Chính sách quân điền đã có tác dụng tích cực trong việc phục hồi
và phát triển kinh tế nông nghiệp.

Ngoài ra, nhà Lê còn thực thi các chính sách: lập đồn điền, khẩn hoang,... để mở rộng

diện tích canh tác. Cùng với sự hình thành các sở đồn điền của nhà nước, nhiều công trình
khẩn hoang của nhân dân cũng được đẩy mạnh ở vùng đất bồi ven biển và đất hoang vùng
trung du, lập nên nhiều làng xóm mới. Năm Bính Ngọ (1486), Lê Thánh Tông ra lệnh cho các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.