LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 17

Tông sai khơi lại các kênh ở Trường An, Thanh Hoá, Nghệ An. Năm Đinh Hợi (1467), vua Lê
Thánh Tông sai khơi lại các kênh ở Thanh Hoá, Nghệ An.

Mọi biện pháp tích cực của triều đình cùng sức lao động sáng tạo của quần chúng nhân

dân đã đưa nền sản xuất nông nghiệp thời Lê Sơ dần phục hồi và nhanh chóng phát triển.
Thành quả của nền kinh tế nông nghiệp thời ấy còn lưu lại trong ký ức dân gian:

"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn".

- Công thương nghiệp.

Công thương nghiệp tuy không được chú trọng như nông nghiệp nhưng vẫn có những

chuyển biến đáng kể so với giai đoạn trước.

Do nhu cầu của xã hội, sau khi đất nước hoà bình, các ngành nghề thủ công nhanh

chóng được phục hồi và có những bước phát triển mới. Nhiều làng nghề thủ công truyền
thống ở các làng xã được hồi sinh như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt...
Trong đó có những làng làm ra các sản phẩm nổi tiếng như: làng Bát Tràng (nay thuộc huyện
Gia Lâm, Hà Nội) chuyên làm đồ gốm sứ, làng Huê Cầu (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên) nhuộm thâm, làng Bình Vọng (nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội) có nghề
sơn, làng chạm khắc đá Kính Chủ (nay thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương), làng Đại Bái đúc
đồng (thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), làng Vân Chàng rèn sắt... Tại Kinh thành Thăng
Long, những người làm nghề thủ công tổ chức thành 36 phường chuyên môn như: phường
Yên Thái làm giấy, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Nghi Tàm dệt lụa...

Bên cạnh các nghề thủ công trong nhân dân, nhà nước cũng thành lập các công xưởng

để sản xuất những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của triều đình và quan lại như: đúc tiền, sản
xuất vũ khí và các đồ dùng của vua quan. Những người sản xuất trong các công xưởng gọi là
công tượng, họ là những thợ thủ công giỏi trong dân gian bị nhà nước trưng tập vào đây làm
việc theo chế độ lao dịch, cưỡng bức.

Do mạng lưới giao thông được mở rộng, việc giao lưu hàng hoá và tiền tệ giữa các địa

phương thuận tiện hơn trước. Hệ thống chợ làng -những trung tâm buôn bán của các địa
phương mọc lên ngày càng nhiều và được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện khi có nhu
cầu. Năm Đinh Dậu (1477), nhà nước quy định thể lệ chia mở chợ mới để tiện cho việc trao
đổi, mua bán của nhân dân: "Sinh dân các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước mỗi ngày một
đông, nếu muốn mở thêm chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu phải khám xét
thực tế, nếu quả là tiện cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ"

7

. Sự ra đời

ngày càng nhiều của các chợ chứng tỏ thị trường địa phương ngày càng phát triển. Để tiện lợi
cho việc buôn bán, trao đổi và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá, triều Lê bỏ tiền
giấy thời Hồ, khôi phục việc tiêu tiền đồng. Đến năm Bính Tý (1456), số tiền đồng đúc ra đã
tương đối đủ lưu thông trong nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.