LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 251

Sau một số lần yêu cầu gặp không được triều đình Huế chấp nhận, thực dân Pháp đe

dọa sẽ dùng sức mạnh quân sự can thiệp khi cần thiết. Những ngày cuối tháng 8 năm Mậu
Ngọ (1858), tình hình trên vùng biển Đà Nẵng hết sức căng thẳng, do quân Pháp và quân Tây
Ban Nha tăng cường lực lượng kéo đến ngày càng đông (hơn 2.000 quân và 14 tàu chiến).
Nguy cơ thực dân Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam đang đến gần. Triều
Nguyễn và dân tộc Việt Nam đứng trước thử thách lớn, nguy cơ phải đương đầu với cuộc
chiến tranh xâm lược từ bên ngoài là khó tránh khỏi.

Như vậy trong quan hệ với các nước, tùy vào sự mạnh yếu của từng nước, triều

Nguyễn đã thực hiện chính sách đối ngoại, trong đó thể hiện tư tưởng bang giao quân sự khác
nhau. Đối với nhà Thanh, chủ yếu là thần phục, với các nước nhỏ như Miên, Ai Lao, Xiêm thì
hầu như lấn át và đối với các nước tư bản phương Tây thì "đóng cửa". Việc "đóng cửa”,
không thông thương với nước ngoài càng khiến cho kinh tế đất nước, nhất là nông, công,
thương nghiệp không phát triển, tiềm lực kinh tế bị suy giảm, nhận thức đối với quốc tế bị hạn
hẹp, lạc hậu so với các nước. Cùng với chính sách đàn áp giáo sĩ, giáo dân, chủ trương "đóng
cửa” của triều Nguyễn càng tạo cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, đặc biệt là Pháp xúc tiến
âm mưu, hành động tạo cớ để can thiệp ngày càng sâu, tiến tới xâm lược nước ta.

Có thể nói, lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam thời kỳ 1802-1858 gắn liền với quá

trình hình thành và phát triển của triều Nguyễn dưới 4 đời vua, từ Gia Long, Minh Mạng đến
Thiệu Trị và Tự Đức. Trong hơn 50 năm trị vì đất nước trong điều kiện hòa bình, các vua triều
Nguyễn có những cố gắng trong việc đề ra các chủ trương, chính sách nhằm xây dựng, phát
triển đất nước và đã đạt được những thành tựu nhất định trên các lĩnh vực. Đó là việc hoàn
thành thống nhất quốc gia, tập trung xây dựng bộ máy chính quyền tương đối quy củ và hoàn
chỉnh từ trung ương xuống đến thôn, xã; coi trọng phát triển kinh tế, mở rộng mạng lưới giao
thông thủy, bộ, chú ý đến văn hóa, giáo dục, để lại một số công trình văn hóa mang dấu ấn
thời đại... Trên lĩnh vực quân sự có nhiều mặt hoạt động phản ánh rõ nội dung cơ bản về tư
tưởng quân sự mang đặc trưng của triều Nguyễn.

Trên cơ sở quốc gia thống nhất đã được triều Tây Sơn tạo dựng tiền đề, triều Nguyễn

nhanh chóng thu non sông đất nước thành một mối, tiếp tục củng cố, bảo vệ nền độc lập dân
tộc. Cũng như các triều đại trước đây, tư tưởng của triều Nguyễn về xây dựng tiềm lực quân
sự, quốc phòng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở các vùng biên giới là tranh thủ các tù trưởng
thiểu số; đồng thời cử một số quan lại, binh lính đến đóng giữ ở những nơi hiểm yếu. Triều
Nguyễn chú trọng đến xây dựng lực lượng thủy quân, nâng cấp vũ khí trang bị cho thuyền
chiến làm nhiệm vụ canh giữ vùng sông biển; phái các đội thủy binh đến một số đảo trong đó
có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để canh giữ, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ
quốc. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song triều Nguyễn không phát huy được sức
mạnh của dân tộc, do các vương triều trước đó gây dựng, mà chỉ lo củng cố quyền lợi dòng
họ. Mặt khác, do nhận thức của triều Nguyễn về độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia còn nhiều hạn chế, nên không phát huy được sức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.