Bên cạnh những tôn giáo quen thuộc nhiều thế kỷ với xã hội Đại Việt, một tôn giáo
hoàn toàn mới mẻ đối với phương Đông cũng du nhập vào Đại Việt thời Mạc là đạo Thiên
Chúa. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay từ năm Quý Tỵ (1533), một giáo
sĩ Bồ Đào Nha tên là Y Nê Khu đã "lén đến giảng đạo ở Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ
(Nam Định)". Tuy nhiên, do không biết tiếng Việt, chưa có kinh nghiệm nên hoạt động truyền
giáo ở thế kỷ này chưa đạt kết quả.
Tất cả những thể hiện của đời sống, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng (Nho giáo, Phật
giáo, Đạo)... đã chứng tỏ xã hội Đại Việt đến thế kỷ XVI đã có sự chuyển biến căn bản, rõ nét
trước hết về tư tưởng. Xu hướng "tam giáo đồng tôn” vốn đã có từ những thế kỷ trước ngày
một tăng cường với những nét khác biệt. Có thể nhận thấy, xã hội thời Mạc, khi đã trải
nghiệm thậm chí bằng máu lửa giáo lý mấu chốt trong hệ tư tưởng đạo Nho, đã thức tỉnh một
tư tưởng thực tiễn sâu sắc; và một phần nào đó có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng quân sự.
Về văn học, thế kỷ XVI vắng dần những tác phẩm văn học đề cao công đức vua, ca
tụng triều đình, mà tập trung vào phản ánh hiện thực cuộc sống, những trăn trở, suy tư của trí
thức về thời đại, gần gũi với tiếng nói của nhân dân, phản ánh những bất công xã hội vốn khơi
nguồn, dắt dẫn bền bỉ từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI đã bùng lên mạnh mẽ với Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Đào Duy Từ. Văn thơ Nôm trở nên phổ biến hơn.
Cũng với những nhà trí thức, văn hóa trên có người đã trở thành những nhà tư tưởng quân sự
xuất sắc.
Vậy là, lợi dụng sự suy yếu toàn diện của bộ máy chính quyền trung ương cuối thời Lê
Sơ, Mạc Đăng Dung đã nổi dậy lật đổ triều Lê, dựng nên triều Mạc là một tất yếu lịch sử.
Nhưng rồi triều Mạc cũng không có đủ thời gian và điều kiện cần thiết để giải quyết một cách
triệt để những mâu thuẫn của xã hội đương thời. Và kết cục là triều Mạc lại mở đầu cho cục
diện bi thương của quốc gia, dân tộc: nội chiến Nam triều - Bắc triều, rồi tiếp đến là Trịnh -
Nguyễn phân tranh kéo dài hơn hai thế kỷ.
b) Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Đàng Ngoài
Thời Lê – Trịnh (gần trùng với triều Lê Trung hưng
3
) tồn tại xấp xỉ 250 năm - triều đại
phong kiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam, trên địa bàn lãnh thổ xứ Đàng Ngoài (từ sông
Gianh thuộc Quảng Bình trở ra Bắc).
Dưới thời Lê - Trịnh, triều đình trải qua 17 đời vua Lê và 12 đời chúa Trịnh
4
. Các chúa
Trịnh đều được phong tước Vương, thế tập cha truyền con nối. Riêng chúa đầu tiên - Trịnh
Kiểm, lúc sống chỉ được mang tước Công (sau khi chết mới được truy phong tước Vương).
Những chúa Trịnh trong thời gian đầu đều là những võ tướng và những nhà chính trị tài giỏi,
có bản lĩnh, tuổi thọ cao.
Dưới thời Lê - Trịnh, các chúa Trịnh (Vương Phủ) luôn tồn tại bên cạnh vua Lê (triều
đình, triều đường). Từ chỗ mang danh nghĩa "phù Lê", chúa Trịnh đã tiến lên nắm giữ thực
quyền, vua Lê chỉ là "biểu tượng tinh thần" của quốc gia. Trong chế độ quân chủ tuyệt đối ở