LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 77

phiên họp (những ngày 5, 8, 11, 14, 22, 23, 26, 29), số lần họp nhiều hơn nhưng thành phần
họp ít hơn bên triều đình. Vua Lê không tham dự các buổi họp này.

Triều đình được chia thành hai ban: Văn ban (đứng đầu là Quốc sư hay Chính đường)

và Võ ban (đứng đầu là Tiết chế, thường do Thế tử đảm nhận, hoặc Đại tư đồ, thường giao
cho Hoàng tử

8

). Thông thường, các chức quan cao cấp này do các quan đứng đầu bên phủ

chúa kiêm nhiệm.

Trong triều, có Lục bộ (6 bộ): bộ Lại (coi về tổ chức, quan lại), bộ Hộ (kinh tế, tài

chính), bộ Lễ (Lễ nghi, ngoại giao, giáo dục), bộ Binh (việc quân binh), bộ Hình (tư pháp), bộ
Công (công việc xây đắp, thợ thuyền). Đứng đầu bộ là Thượng thư, giúp việc có Tả Hữu Thị
lang, dưới có Lang trung, Viên ngoại, Tư vụ (ghi chép, chuyển gửi các văn bản giấy tờ) và
một số Lại sử.

Cơ quan cấp cao lãnh đạo bên phủ Chúa là Ngũ phủ Phủ liêu, đứng đầu là hai quan võ

Ngũ phủ (Chưởng phủ hoặc Thủ phủ, Quyền phủ) và hai quan văn phủ liêu (Tham tụng, Bồi
tụng).

Lục phiên của phủ Chúa được thành lập bên cạnh và tương ứng với Lục bộ của triều

đình.

Lục bộ và Lục phiên được phối hợp phân công trách nhiệm theo lĩnh vực, vừa theo địa

vực. Nhìn chung, triều đình và các bộ chịu trách nhiệm chính trong các công tác ngoại giao
(đón tiếp sứ thần), lễ nghi (tổ chức nghi thức tế lễ), giáo dục (trông nom việc học hành và tổ
chức các kỳ thi). Trong khi đó, phủ Chúa và các phiên đặc trách về quân sự (xây dựng quân
đội, chỉ huy tác chiến), kinh tế - tài chính (thu thuế, phụ trách ngân sách, giữ và chi tiền), nhân
sự (sắp xếp tướng sĩ, quan chức cấp cao).

Bộ và phiên cùng được phân công phụ trách theo khu vực (địa bàn phụ trách gọi là

Cung), cai quản chính sự như các việc tài chính, thuế, hộ khẩu, quân lính, dân sự.

Tổ chức hành chính địa phương thời Lê - Trịnh kế thừa thời Lê Sơ. 13 Thừa tuyên cũ

được đổi thành 13 Trấn (còn gọi là Đạo hay Xứ, cũng có khi lấy lại tên cũ là Thừa tuyên).
Trong đó bốn nội trấn quanh kinh thành (tứ trấn) là: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn
Nam. Kinh đô Thăng Long là phủ Phụng Thiên trực thuộc triều đình, có hai huyện là Vĩnh
Xương (sau là Thọ Xương) và Quảng Đức (sau là Vĩnh Thuận), bao gồm 36 phường.

Đứng đầu mỗi trấn là Trấn thủ hay Đốc trấn (ở những trấn biên giới như Nghệ An,

Cao Bằng, Lạng Sơn) thường do một võ quan cao cấp đảm nhiệm. Điều đó nói lên ưu thế của
giới quân sự trong bộ máy chính quyền Lê Trịnh. Trong trấn, có ba ty là: Trấn ty (Đô ty
trước kia đổi thành, phụ trách quân sự), Thừa ty (phụ trách các vấn đề chính trị, kinh tế) và
Hiến ty (phụ trách tư pháp, giám sát). Dưới Trấn thủ có các chức Đốc đồng (ở trấn lớn là Đốc
thị), Tuần phủ. Các đơn vị hành chính dưới trấn là phủ (miền núi gọi là châu), huyện, xã.
Đứng đầu Kinh đô Thăng Long (phủ Phụng Thiên) là các chức quan Phủ doãn (phụ trách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.