LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 76

Việt Nam, cục diện vua Lê - chúa Trịnh là một hiện tượng độc đáo, chỉ xuất hiện một lần duy
nhất trong lịch sử. Dù vậy cũng không nên cường điệu sự "chuyên quyền” và “bù nhìn”, nhấn
mạnh tính chất mâu thuẫn, đối lập giữa hai thiết chế, hai ngôi vị mà không kể đến hoặc coi
nhẹ sự chênh lệch, xung đột về tính cách và năng lực của những cá nhân. Các vua thời Lê
Trung hưng thường được đưa lên ngôi từ khi còn ít tuổi và cũng thường mất sớm. Trong khi
đó, các chúa Trịnh (nhất là trong thời gian đầu) lại từng là những võ tướng xông pha chiến
trận hoặc là những vị chúa già dặn kinh nghiệm nơi chính trường. Trong hoàn cảnh đó, sự trội
vượt về uy thế của chúa Trịnh đối với vua Lê là điều có thể hiểu được. Sự tồn tại của phủ chúa
Trịnh bên cạnh triều đình vua Lê nên được coi là sự điều phối giữa hai thiết chế và hai phương
thức điều hành của một chính quyền thống nhất hơn là sự song song tồn tại và tranh chấp giữa
hai quyền lực riêng rẽ.

Mặt khác, trên thực tế, chúa Trịnh và vua Lê đã có nhiều lợi ích chung để liên kết, gắn

bó với nhau trên nhiều khía cạnh. Cùng chung quê hương, cùng nương tựa nhau khởi dựng sự
nghiệp, quan hệ hôn nhân ràng buộc bền chặt

5

. Phan Huy Chú kết luận: "Không chỉ có riêng

một vua, cũng không chỉ có riêng một chúa, nhưng quyền lực của cả hai người bao trùm thiên
hạ"

6

. Bùi Sĩ Tiêm nhấn mạnh: "Nhà vua và nhà chúa như bánh xe và thân xe nương tựa nhau,

như cột nhà với kèo nhà cùng chống đỡ, phải nên giúp nhau như cùng một thân thể"

7

. Cặp vua

Lê Thần Tông - chúa Trịnh Tráng có thể coi là một mẫu mực điển hình cho mối quan hệ tốt
đẹp và sự phối hợp gắn bó trong công việc trị nước lúc đó.

Triều đình và phủ chúa là hai thiết chế tối cao của hệ thống chính quyền Lê - Trịnh.

Vua Lê đứng đầu triều đình, thường xuyên ở cung cấm bên trong Hoàng thành, rất ít khi đi ra
ngoài, trừ những dịp phải tiến hành các đại lễ (tế Nam Giao, lễ Tịch Điền, tế Giám...). Vua
truyền ngôi cho con trai (Thái tử), lúc còn ít tuổi được dạy dỗ, huấn luyện ở Đông cung. Chúa
Trịnh đứng đầu Vương phủ, sống ở phủ chúa Trịnh bên ngoài phía đông nam Hoàng thành.
Các chúa Trịnh mang tước vương, được quyền thế tập truyền ngôi vị cho con trai (Thế tử),
người này cũng có phủ đệ riêng (Lượng phủ).

Vua Lê được nhà Thanh (Trung Quốc) công nhận làm An Nam quốc vương, còn chúa

Trịnh làm An Nam phó quốc vương.

Triều đình vua Lê có vai trò, chức năng của một “Hội đồng nhà nước” mở rộng. Một

tháng hai kỳ (ngày sóc - mùng một, ngày vọng - rằm âm lịch) và những dịp đại lễ vua Lê họp
chầu ở điện Thị triều trong Cung thành, triệu tập đông đảo các quan đến dự, nghi thức rất long
trọng. Chúa Trịnh ngồi bên tả, ngang hàng cạnh vua Lê, nhưng bệ ngồi thấp hơn. Vua Lê ngự
trên ngai vàng, nghe tấu sớ, ban thưởng phạt, sai công bố những chiếu dụ nêu lên những
đường hướng chính trong công việc trị nước.

Phủ chúa có chức năng một "chính phủ hành pháp", bàn bạc cụ thể những chủ trương,

chính sách, các biện pháp tổ chức và thực thi điều hành. Hằng tháng, chúa Trịnh chủ tọa chín

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.