LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 78

chung về chính trị, kinh tế) và Đề lĩnh (phụ trách công việc trật tự trị an). Xã là đơn vị hành
chính cơ bản nhỏ nhất.

Ngoài cơ cấu quan chế ở trung ương và địa phương, thời Lê - Trịnh còn có một số cơ

quan chuyên môn, như Ngự Sử đài (có chức năng can gián vua, đàn hặc các quan, xét lại các
vụ kiện lớn), Hàn Lâm viện (khởi thảo các chế, biểu, văn kiện), Thái Y viện (cơ quan chăm
sóc sức khoẻ cho vua chúa), Quốc Sử quán (cơ quan chép sử), Quốc Tử Giám (coi sóc Văn
Miếu, giảng dạy, rèn tập sĩ tử), Tư Thiên giám (cơ quan làm lịch)... Các cơ quan này do các
nho sĩ, trí thức đảm nhận, công việc ít phức tạp, bận rộn hơn các cơ quan quản lý, đời sống
quan chức cũng thanh bạch hơn.

Cũng giống như các triều đại khác, các quan chức Lê Trịnh xuất thân từ nhiều con

đường khác nhau. Thời gian đầu con em họ hàng và người đồng hương với chúa Trịnh, dựa
theo chế độ nhiệm tử tập ấm và tiêu chuẩn thân (thân thuộc), huân (công trạng) đã nắm giữ
nhiều chức quan trọng trách. Nhà nước cũng thi hành những chế độ tiến cử (giới thiệu người
có thực tài, không kể danh phận), bảo cử (đề nghị người có danh vọng, khoa bảng, cho làm
quan những người đã hiến nộp cho nhà nước thóc gạo, quân nhu (diêm tiêu, lưu huỳnh, tiền
của). Trong thời kỳ sau, áp dụng phổ biến chế độ dùng khoa cử để tuyển lựa quan lại. Các
quan chức thời Lê - Trịnh cũng chịu một sự kiểm soát nghiêm ngặt từ trên xuống qua các đợt
khảo khoá định kỳ (kiểm điểm thành tích để thăng, giáng). Sự giám sát từ dưới lên đối với
quan lại thông qua dư luận (lấy ý kiến dân chúng) có được tiến hành trong các năm Ất Tỵ
(1725), Nhâm Tý (1732), Nhâm Tuất (1742)... nhưng hời hợt và ít có hiệu quả.

Với thi cử Nho học, bắt đầu từ năm Tân Mão (1711), triều đình Lê - Trịnh chỉnh đốn

lại thể thức ra đề thi hương. Đối với trường Quốc học, nhà nước dùng Tế tửu và Tư nghiệp
giữ chức quan giảng dạy. Con cháu các công thần văn võ đều được học cùng với các học trò
khác. Mỗi tháng có một kỳ tiểu tập thi khảo hạch học trò do giáo thụ và học chính phụ trách.
Bốn tháng (tháng hai, tháng năm, tháng tám, tháng mười một) có kỳ đại tập, thi khảo học sinh
hương cống. Người nào trúng cả 4 kỳ đại tập trên, được quan Quốc Tử Giám bảo cử. Bộ Lại
sẽ theo thứ tự cất nhắc, bổ dụng. Với trường hương học, hiệu quan chuyên giữ việc dạy bảo
sinh đồ và đồng sinh có tài trí trong phạm vi phủ. Mỗi năm có 2 kỳ thi khảo. Ai trúng 8 kỳ thi
sinh đồ thì được miễn các kỳ thi khảo, hằng năm đồng sinh thì sẽ được thi hương. Số lượng
người được thi hương với huyện lớn là 200 người, huyện vừa là 150 người và huyện nhỏ là
100 người. Quan huyện phúc khảo chọn lấy người trội nhất; quan phủ và hai ty Thừa chính,
Hiến sát phúc khảo để phân thành hạng sảo thông, thứ thông. Học trò nếu chưa vừa lòng, cho
phép được khiếu nại, so sánh kết quả xếp hạng trên.

Luật pháp thời Lê Trung hưng là sự tiếp nối và phát triển của luật pháp thời Lê Sơ, qua

các thời kỳ có điều chỉnh và bổ sung một số luật và điều lệ mới để thích ứng và phù hợp với
tình hình lịch sử xã hội cụ thể. Hương ước (khoán ước) đã xuất hiện từ thế kỷ XV là văn bản
do các nho sĩ, chức sắc làng xã soạn thảo, điển chế hoá các lệ làng, sau khi đã tham khảo, hỗn
dung và thỏa hiệp với phép nước, trong đó tính địa phương có phần ưu trội (phép vua thua lệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.