LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 79

làng). Thời Lê - Trịnh, những khi nhà nước nới lỏng sự kiểm soát, ít can thiệp vào đời sống tự
trị của làng xã, hương ước lại có điều kiện phát triển. Cũng như triều Lê Sơ, nhà nước
- Trịnh rất chú trọng đến việc giáo hoá, răn dạy dân chúng bằng lễ - đức. Dùng biện pháp
lễ - đức (răn bảo nhân dân), nhà cầm quyền Lê - Trịnh muốn phát huy yếu tố văn hoá và vai
trò giáo dục của luật pháp, bên cạnh mặt cưỡng chế, trừng trị bằng hình phạt với quan điểm
"tập tục tốt đẹp thì không cần bày ra hình phạt nữa”

9

. Nhà nước Lê - Trịnh đã cố gắng điển

chế hoá một nền nhân trị, lễ trị bằng một hệ thống pháp luật. Điều này không có nghĩa đó là
một chế độ pháp trị, càng không phải là ý định hướng tới một nhà nước pháp quyền.

Nhà nước Lê - Trịnh rất có ý thức về những vấn đề kinh tế - tài chính. Trong cơ cấu

chính quyền, Phủ chúa và Lục phiên nắm giữ các trọng trách có liên quan đến vấn đề thuế, hộ
khẩu, ruộng đất; lại lập ra Lục cung, giao cho Lục phiên quản lý từng địa bàn được phụ trách.
Có thể những vấn đề kinh tế - xã hội này đã phục vụ trực tiếp cho việc cung cấp binh lương,
tiền của, đáp ứng những nhu cầu của một đội quân đông đảo trấn giữ các địa phương cũng
như xông pha ngoài trận mạc.

Những chính sách kinh tế, xã hội của chính quyền Lê - Trịnh thường nặng tính chiết

trung, thoả hiệp giữa một bên là những nguyên tắc truyền thống Nho giáo bảo thủ, giáo điều
(trọng nghĩa hơn trọng lợi, trọng nông ức thương) và một bên là những quan điểm thực dụng,
cách tân, trọng lợi (tìm mọi cách để tăng ngân sách nhà nước, ít can thiệp vào đời sống của
nhân dân, cởi mở trong giao thương quốc tế). Nhiều chính sách thường tỏ ra do dự, ngả
nghiêng giữa việc bảo vệ lợi ích của nhà nước và của nhân dân, người giàu và người nghèo.
Vì vậy, các chủ trương kinh tế của nhà nước thường không nhất quán, hay thay đổi. Trong
một thời gian ngắn có thể có nhiều chính sách mâu thuẫn, thậm chí phản bác nhau.

Nhìn chung, nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài đã duy trì được thế ổn định kinh tế, xã

hội cho đến khoảng gần giữa thế kỷ XVII; sau đó, dần lún sâu vào khủng hoảng trầm trọng,
rồi đi đến sụp đổ.

Thuế khoá ở Đàng Ngoài trong những thế kỷ XVII - XVIII rất khắc nghiệt. Theo tính

toán, nông dân phải nộp tô thuế tới trên 50% số thu hoạch

10

. Các loại thuế khác cũng nặng nề.

Nạn hà lạm phổ biến, "thậm chí bổ tiền ngoại gấp mười số nguyên tang (mức phải nộp),
chuyền tay chiếm phần để bỏ túi riêng” (Khải của Bùi Sĩ Tiêm năm Tân Hợi - 1731)

11

. Phan

Huy Chú phê phán: “Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể nộp đến nỗi người ta
thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn,
có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có kẻ phải nộp gỗ cây mà bỏ rìu búa, vì
phải bắt cá tôm mà xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì phải nộp
bông chè mà bỏ hoang vườn tược.. ."

12

.

Bức tranh toàn cảnh về nông nghiệp - nông thôn Đàng Ngoài thời Lê -Trịnh là một

bức tranh màu xám. Những nét nổi trội của tình hình nông thôn lúc bấy giờ là sự phát triển có
phần không lành mạnh của chế độ ruộng tư, sự thu hẹp đáng kể của bộ phận ruộng công đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.