LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 81

trào các thủ lĩnh người Thái... Khi các cuộc khởi nghĩa nhỏ bị đàn áp, những người nổi dậy đã
tụ về với Nguyễn Dương Hưng; thủ lĩnh Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ bị đàn áp, những nghĩa
quân còn lại theo về với Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục nhen nhóm lực lượng, phất lên ngọn cờ
khởi nghĩa...

Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa xuất thân từ nhiều thành phần: nhà sư như Nguyễn

Dương Hưng; nông dân nghèo như Nguyễn Hữu Cầu; quan lại như Vũ Trác Oánh; quý tộc họ
Lê như Lê Duy Mật... Phong trào đã lôi cuốn được nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia mà
đông đảo nhất là nông dân nghèo, với khí thế dũng mãnh và mục tiêu rõ ràng: "Hễ giơ tay hô
một tiếng thì chốc lát lại sum họp như mây, vì thế mà có thể tung hoành” và mục tiêu rất rõ
ràng: "lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.

Như vậy, phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVIII là sự

phản ánh tình trạng "bất mãn” của đông đảo các tầng lớp xã hội với tập đoàn thống trị
- Trịnh đương thời. Từ cuộc sống bất ổn, nghèo đói, khánh kiệt đến cùng cực và bất mãn
sâu sắc với tình hình chính trị, xã hội đương thời, đông đảo các tầng lớp nhân dân (từ nông
dân bần cùng, địa chủ, người đi buôn bán, sĩ phu Nho học đến quan lại phong kiến) khắp
Đàng Ngoài đã đứng lên khởi nghĩa, bất chấp mọi gian khổ, thậm chí đổi cả mạng sống của
bản thân mình để giành quyền sinh sống, để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng mình, tấn
công liên tục vào hệ thống chính quyền Lê - Trịnh. Nhưng, tất cả các cuộc khởi nghĩa ấy đều
bế tắc, luẩn quẩn không có đường ra. Mà, nguyên nhân chính là không có tư tưởng, đường lối
chỉ đạo thống nhất, phù hợp và kéo theo nó là hạn chế cả về xây dựng, rèn luyện tổ chức lực
lượng, chiến thuật cụ thể. Mặt khác, điều không thể phủ nhận là thực tế chính quyền
- Trịnh tuy đã lâm vào khủng hoảng sâu sắc, song lực lượng quân sự và tiềm lực kinh tế
của chính quyền Trịnh còn mạnh hơn nhiều so với thực lực của các cuộc khởi nghĩa. Các
tướng lĩnh của họ Trịnh phần lớn đều dày dạn kinh nghiệm trận mạc, lực lượng quân đội của
họ Trịnh "chuyên nghiệp" hơn từ trang bị, huấn luyện... Hơn thế, chính quyền họ Trịnh lúc đó
ưu tiên số một cho nhiệm vụ đàn áp và tiêu diệt các cuộc nổi dậy của nông dân. Bản thân
Trịnh Doanh mưu lược, thâm hiểm và quyết đoán, biết tận dụng cơ hội, khoét sâu hạn chế
phân tán, cục bộ của phong trào nông dân. Chính quyết sách tập trung binh lực, vật lực, ưu
tiên bình định, giữ vững địa bàn trọng điểm, phá thế liên kết của các nghĩa quân, bẻ gãy lần
lượt các cuộc nổi dậy đã chứng tỏ sự từng trải, lão luyện của Trịnh Doanh trong việc đàn áp
phong trào nông dân.

Hơn một phần ba thế kỷ bùng nổ và lan rộng của các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm

rung chuyển cả Đàng Ngoài, giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền Lê - Trịnh, đẩy chính
quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện vào nửa sau thế kỷ, chuẩn
bị mảnh đất thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài sau đó.

c) Tình hình chính trị kinh tế, văn hóa và xã hội Đàng Trong

Đàng Ngoài và Đàng Trong chính thức trở thành hai thể chế chính trị riêng biệt, đối

lập nhau bắt đầu từ năm Nhâm Tý (1672) và về cơ bản kết thúc vào năm Mậu Thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.