(1788) - khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, xoá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy,
mở ra tiền đề cho việc thống nhất đất nước.
Từ năm Tân Mão (1471), lãnh thổ Đại Việt kéo dài đến đèo Cù Mông. Trên vùng đất
từ phía nam sông Gianh cho đến đèo Cù Mông, nhà Lê đặt ra hai xứ thừa tuyên là Thuận Hoá
và Quảng Nam (trong tổng số 13 xứ thừa tuyên của cả nước), đồng thời từng bước hoàn thiện
hệ thống chính quyền địa phương với mô hình tam ty (Đô ty, Thừa ty, Hiến ty). Kể từ khi vào
làm trấn thủ Thuận Hoá năm Mậu Ngọ (1558) đến khi kiêm quản cả xứ Quảng Nam năm
Canh Ngọ (1570), Nguyễn Hoàng giữ đầy đủ quan hệ một phiên thần đối với nhà Lê. Phủ
chúa vẫn giữ nguyên tổ chức tam ty, tức là một chính quyền địa phương trong hệ thống chính
quyền nhà Lê và "quan lại tam ty do nhà Lê đặt ra đều theo lệnh của chúa”
14
. Chính vua Lê đã
đánh giá: “Ông trấn thủ hai xứ, dân nhờ được yên, công ấy rất lớn"
15
; và “thường nộp thuế má,
không thiếu năm nào"
16
.
Đến năm Canh Tý (1600), mặc dầu đã tự ý cắt đứt quan hệ lệ thuộc với chính quyền
trung ương (nhà Lê), nhưng cơ cấu chính quyền chúa Nguyễn vẫn chưa có sự thay đổi. Năm
Quý Sửu (1613), Nguyễn Hoàng qua đời, Nguyễn Phúc Nguyên lên kế ngôi, bộ máy chính
quyền khu vực Thuận Hóa - Quảng Nam bắt đầu có những thay đổi. Đó là:
Năm Giáp Dần (1614), Nguyễn Phúc Nguyên quyết định bãi bỏ Đô ty, Thừa ty, Hiến
ty theo hệ thống của nhà Lê. Tại Chính dinh, ông đặt ra các ty Xá sai (coi việc văn án từ tụng,
do Đô tri và Ký lục giữ), Tướng thần lại (coi việc trưng thu tiền thóc, phát lương cho quân các
đạo, do Cai bạ giữ) và Lệnh sử (coi việc tế tự, lễ tiết và chi cấp lương cho quân đội Chính
dinh, do Nha uý giữ). Bên cạnh đó còn có các ty Nội Lệnh sử kiêm coi các thứ thuế, Tả Lệnh
sử và Hữu Lệnh sử chia nhau thu tiền sai dư ở hai xứ về nộp Nội phủ. Tại các dinh ở ngoài,
tuỳ theo từng nơi, có nơi Nguyễn Phúc Nguyên chỉ đặt một ty Lệnh sử, nhưng cũng có nơi đặt
hai ty là Xá sai và Tướng thần lại, có nơi kiêm đặt hai ty Xá sai và Lệnh sử để trông coi việc
từ tụng của quân dân, sổ sách đinh điền và trưng thu thuế ruộng
17
.
Đầu năm Ất Mão (1615), các quy chế mới về chức trách và quyền hạn của các phủ,
huyện được ban hành. Theo quy chế này thì Tri phủ, Tri huyện giữ việc từ tụng; các thuộc
viên: Đề lại, Thông lại chuyên việc tra khám, Huấn đạo, Lễ sinh chuyên việc tế tự…
Năm Canh Thân (1620), Nguyễn Phúc Nguyên lấy lý do chúa Trịnh vô cớ gây chiến
đã quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nộp cống thuế cho chính quyền Lê - Trịnh. Năm Canh
Ngọ (1630), chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã làm theo kế của Đào Duy Từ trả lại sắc của chúa
Trịnh Tráng
18
. Đây là sự khẳng định dứt khoát chính quyền chúa Nguyễn ở phía Nam là chính
quyền độc lập, cắt đứt hẳn mọi quan hệ lệ thuộc với chính quyền Lê - Trịnh. Chiến tranh
Trịnh - Nguyễn càng đẩy sự phân cách này ra xa hơn và do không bên nào giành được thắng
lợi quyết định nên cuối cùng sông Gianh, lũy Thầy đã thành giới tuyến phân cách giữa hai
chính quyền đối lập.