LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 2 - Trang 84

hương trưởng, kể có hàng nghìn, nhũng lạm quá lắm. Tất cả bổng lộc đều lấy ở dân, dân chịu
sao được"

20

. Đây chính là chỗ yếu căn bản của bộ máy chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Phúc Khoát qua đời, Nguyễn Phúc Thuần là con thứ 16,

mới 12 tuổi đã nổi tiếng ham chơi, dâm loạn và bệnh hoạn, lên nối ngôi chúa. Nguyễn Phúc
Thuần phó thác mọi việc triều chính trong tay Quốc phó Trương Phúc Loan. Những người
được chúa Nguyễn Phúc Thuần tin tưởng giao trọng trách đều không xứng đáng cả tài và đức.
Chính những trụ cột thối ruỗng này đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình suy bại và tan rã của toàn
bộ hệ thống chính quyền Đàng Trong. Ít lâu sau, chính quyền chúa Nguyễn nhanh chóng sụp
đổ tan tành trước cuộc tấn công của phong trào Tây Sơn.

Về kinh tế: đến thế kỷ XVII, đất Thuận Quảng được mở rộng thêm nhiều về phía Nam.

Cùng với các biện pháp quân sự, họ Nguyễn chiêu tập lưu dân đưa đến khai khẩn vùng Đà
Diễn (lưu vực sông Đà Rằng). Đến năm Quý Tỵ (1653), Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương
giới đến sông Phan Rang: “Từ phía đông sông đến địa đầu Phú Yên chia làm hai phủ là Thái
Khang (Ninh Hoà) và Diên Ninh (Diên Khánh)"

21

. Đến năm Quý Dậu (1693), toàn bộ phần

đất còn lại của phía Nam đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.

Vào thế kỷ XVI, khu vực Thuận Hóa - Quảng Nam kinh tế còn lạc hậu, đất hoang còn

nhiều và dân cư thưa thớt. Nhà nước phong kiến đã chiếm vùng đất này và lập ra các đồn
điền. Bên cạnh đó, những người nông dân bị phá sản ở phía bắc đã tự động di cư vào đây để
khai phá đất đai làm ăn. Họ mở thêm được nhiều vùng đất mới và lập ra được nhiều làng mới.

Nhưng công cuộc khai hoang vùng Thuận Hóa - Quảng Nam chỉ thực sự phát triển

mạnh khi họ Nguyễn vào dựng nghiệp. Để tăng cường thế lực, họ Nguyễn đã lợi dụng thành
quả lao động của nông dân di cư vào khai phá vùng đất này từ các đời trước và thi hành chính
sách khẩn hoang. Lực lượng lao động chủ yếu để thực hiện chính sách khẩn hoang của chúa
Nguyễn là nông dân di cư và nhất là số tù binh bị bắt trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Chúa
Nguyễn Phúc Lan đã từng khẳng định chính sách nhất quán đối với tù binh bắt được trong
cuộc chiến Trịnh - Nguyễn rằng: “Hiện nay từ miền Thăng (tức phủ Thăng Bình), Điện (tức
phủ Điện Bàn).... dân cư thưa thớt, nếu đem chúng (tức các tù binh) an tháp vào đất ấy, cấp
cho canh ngưu điền khí chia ra từng bộ từng xóm, tính nhân khẩu cấp cho lương ăn để chúng
khai khẩn ruộng hoang, thời trong khoảng mấy năm, thuế má thu được có thể đủ giúp quốc
dụng, và sau hai mươi năm, sinh sản ngày nhiều, có thể thêm vào quân số có gì mà lo về
sau”

22

.

Thực tế là, trong cuộc giao tranh năm Mậu Tý (1648), bắt được nhiều võ tướng và

khoảng 3 vạn tù binh quân Trịnh, Nguyễn Phúc Lan đem “chia số binh ra cho ở các nơi, cứ 50
người làm một ấp, đều cấp cho lương ăn nửa năm. Lại ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc cho họ
vay và cho họ được tìm thấy những lợi núi đầm mà sinh sống. Từ đó Thăng, Điện đến Phú
Yên, làng mạc liền nhau, về sau thành hộ khẩu”

23

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.