LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 20

Nhìn chung, triều đình nhà Nguyễn rất mong muốn và cố gắng tìm

biện pháp để tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Bên cạnh những
biện pháp mang yếu tố tiến bộ, sát với thời cuộc thì vẫn còn tồn tại không ít
những hạn chế. Chủ trương xây dựng một đội quân hiện đại, tinh nhuệ, có
kỷ luật và có khả năng chiến đấu cao là đúng đắn, nhưng lại thiếu những cơ
sở thực tiễn nên không có hiệu quả. Quân sĩ tuy đông nhưng tinh thần tập
luyện và chiến đấu thì rệu rã. Vũ khí tuy nhiều nhưng lại rất lạc hậu so với
những đội quân xâm lược nhà nghề của phương Tây. Điểm mấu chốt nhất
trong chiến lược quốc phòng là phải xây dựng cho được thế trận toàn dân
đánh giặc thì triều đình nhà Nguyễn lại để mất lòng dân và quân đội không
tạo dựng được chỗ dựa vững chắc trong nhân dân. Chính những nhược
điểm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng quân sự và kết cục của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ XIX.

II. TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884

1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và chủ trương ứng phó ban đầu của triều đình nhà

Nguyễn

Năm 1847, thực dân Pháp chính thức bắt đầu đường lối "ngoại giao

pháo hạm"

11

bằng việc cho quân nổ súng bắn chìm 5 tàu chiến của triều

Nguyễn ở cửa biển Đà Nẵng rồi rút đi. Mười năm sau (1857), 2 chiến hạm
của Pháp đến khiêu chiến ở cửa biển Đà Nẵng. Hai sự kiện này cho thấy
sớm muộn gì thì thực dân Pháp cũng sẽ xâm lược Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.